Số hóa tài liệu trong Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao như thế nào? Tài liệu số trong Trung tâm tư liệu được đăng tải toàn văn hay một phần?

Số hóa tài liệu trong Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao như thế nào? Tài liệu số trong Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao được đăng tải toàn văn hay một phần? Câu hỏi của anh Duy Linh tại Lâm Đồng.

Số hóa tài liệu trong Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Quy chế Hoạt động Trung tâm tư liệu - Thư viện Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 581/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định về Xây dựng Thư viện số như sau:

Xây dựng Thư viện số
1. Số hóa tài liệu
Trung tâm thực hiện số hóa các loại tài liệu có giá trị lịch sử, tài liệu quý hiếm, tài liệu có tình trạng vật lý kém và tài liệu có tần suất khai thác, sử dụng cao nhằm tiết kiệm nhân lực thời gian, kinh phí trong số hóa và bảo quản tài liệu số hóa.
a. Tài liệu được số hóa phải là các tài liệu đã được chỉnh lý có giá trị pháp lý, tài liệu được thẩm định bởi người có thẩm quyền trước khi đưa vào số hóa hoặc các tài liệu có giá trị đang được lưu giữ trong kho Trung tâm.
b. Tài liệu khi quét (scan) xong được lưu dưới dạng các file điện tử và tích hợp vào cơ sở dữ liệu của Trung tâm.
c. Quá trình số hóa tài liệu lưu trữ phải bảo đảm tính pháp lý và tính trung thực của tài liệu; tuân thủ các quy trình kỹ thuật số hóa tài liệu.
d. Bảo đảm các quy định về bản quyền tài liệu.
đ. Các tài liệu của các nhà khoa học trong và ngoài nước được số hóa nếu được sự đồng ý của các tác giả.
e. Ưu tiên số hóa các tài liệu không xuất bản của Tòa án: Kỷ yếu, tài liệu hội thảo, luận văn, luận án, kết quả đề tài nghiên cứu được bảo vệ và nghiệm thu tại Tòa án nhân dân tối cao.
g. Số hóa các tài liệu do Tòa án là chủ biên, các tài liệu của các tác giả là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Tòa án.
...

Theo quy định trên, Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao thực hiện số hóa các loại tài liệu có giá trị lịch sử, tài liệu quý hiếm, tài liệu có tình trạng vật lý kém và tài liệu có tần suất khai thác, sử dụng cao nhằm tiết kiệm nhân lực thời gian, kinh phí trong số hóa và bảo quản tài liệu số hóa.

- Tài liệu được số hóa phải là các tài liệu đã được chỉnh lý có giá trị pháp lý, tài liệu được thẩm định bởi người có thẩm quyền trước khi đưa vào số hóa hoặc các tài liệu có giá trị đang được lưu giữ trong kho Trung tâm.

- Tài liệu khi quét (scan) xong được lưu dưới dạng các file điện tử và tích hợp vào cơ sở dữ liệu của Trung tâm.

- Quá trình số hóa tài liệu lưu trữ phải bảo đảm tính pháp lý và tính trung thực của tài liệu; tuân thủ các quy trình kỹ thuật số hóa tài liệu.

- Bảo đảm các quy định về bản quyền tài liệu.

- Các tài liệu của các nhà khoa học trong và ngoài nước được số hóa nếu được sự đồng ý của các tác giả.

- Ưu tiên số hóa các tài liệu không xuất bản của Tòa án: Kỷ yếu, tài liệu hội thảo, luận văn, luận án, kết quả đề tài nghiên cứu được bảo vệ và nghiệm thu tại Tòa án nhân dân tối cao.

- Số hóa các tài liệu do Tòa án là chủ biên, các tài liệu của các tác giả là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Tòa án.

Tòa án

Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)

Tài liệu số trong Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao được đăng tải toàn văn hay một phần?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Quy chế Hoạt động Trung tâm tư liệu - Thư viện Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 581/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định về Xây dựng Thư viện số như sau:

Xây dựng Thư viện số
...
4. Đăng tải tài liệu số
Tài liệu số sau khi được biên mục theo chuẩn nghiệp vụ sẽ được cán bộ chuyên trách đăng tải để bạn đọc khai thác trên mạng Internet thông qua phần mềm Trung tâm theo các mức độ sau:
4.1. Đăng tải toàn văn:
a. Tài liệu nội sinh: sách, giáo trình do Tòa án chủ biên xuất bản, các bài trích báo, tạp chí của các đơn vị thuộc hệ thống Tòa án không thuộc tài liệu mật của Nhà nước và Tòa án.
b. Sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài trích báo, tạp chí do các cơ quan, bộ, ngành xuất bản, được bổ sung về Trung tâm nếu được sự đồng ý (bằng văn bản) của tác giả và đơn vị xuất bản.
4.2. Tài liệu đăng tải một phần:
а. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề án tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học của Tòa án (cấp cơ sở, cấp bộ và nhà nước) không thuộc tài liệu mật của Nhà nước và Tòa án; Sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài trích báo tạp chí không do các cơ quan không thuộc Tòa án xuất bản, được bổ sung về Trung tâm.
b. Nội dung đăng tải: 17 trang đầu hoặc trang tên tài liệu, phần mở đầu, phần đề dẫn, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo.

Theo đó, tài liệu số sau khi được biên mục theo chuẩn nghiệp vụ sẽ được cán bộ chuyên trách đăng tải để bạn đọc khai thác trên mạng Internet thông qua phần mềm Trung tâm theo các mức độ sau:

- Đăng tải toàn văn.

- Tài liệu đăng tải một phần.

Toàn bộ các tài liệu được đăng tải lên phần mềm Thư viện số của Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao được dùng với mục đích gì?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Quy chế Hoạt động Trung tâm tư liệu - Thư viện Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 581/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định về Xây dựng Thư viện số như sau:

Xây dựng Thư viện số
...
5. Toàn bộ các tài liệu được đăng tải lên phần mềm Thư viện số của Trung tâm chỉ được dùng với mục đích phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên (không trao đổi, mua bán với mục đích kinh doanh thương mại).
...

Như vậy, toàn bộ các tài liệu được đăng tải lên phần mềm Thư viện số của Trung tâm chỉ được dùng với mục đích phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên (không trao đổi, mua bán với mục đích kinh doanh thương mại).

Thư viện Tòa án nhân dân tối cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối tượng được cấp tài khoản đăng nhập tài liệu số của Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao gồm những ai?
Pháp luật
Để thanh lý tài liệu của Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào đâu và cần điều kiện gì?
Pháp luật
Để bổ sung nguồn lực thông tin cho Trung tâm Tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao, tài liệu nộp lưu chiểu gồm những gì?
Pháp luật
Đăng ký cá biệt đối với tài liệu Trung tâm Tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao như thế nào? Sổ đăng ký cá biệt được lập gồm những thông tin gì?
Pháp luật
Số hóa tài liệu trong Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao như thế nào? Tài liệu số trong Trung tâm tư liệu được đăng tải toàn văn hay một phần?
Pháp luật
Tài liệu trước khi nhập vào Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao được xử lý như thế nào? Tài liệu trong Trung tâm được xếp lên giá theo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Khi lưu trữ, bảo quản tài liệu tại Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao cần đảm bảo những điều kiện gì?
Pháp luật
Ai được sử dụng tài liệu tại Thư viện Tòa án nhân dân tối cao? Thời hạn mượn tài liệu của Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thư viện Tòa án nhân dân tối cao
820 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thư viện Tòa án nhân dân tối cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thư viện Tòa án nhân dân tối cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào