Sở giao dịch chứng khoán giám sát giao dịch chứng khoán nhiều ngày dựa trên những nguồn nào? Nội dung giám sát?
- Sở giao dịch chứng khoán giám sát giao dịch chứng khoán nhiều ngày dựa trên những nguồn nào?
- Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán đúng không?
- Nội dung giám sát giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán là gì?
Sở giao dịch chứng khoán giám sát giao dịch chứng khoán nhiều ngày dựa trên những nguồn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 95/2020/TT-BTC thì Sở giao dịch chứng khoán giám sát giao dịch chứng khoán nhiều ngày dựa trên một hoặc các nguồn sau đây:
- Cơ sở dữ liệu giao dịch chứng khoán;
- Các báo cáo, phản ánh thông tin của thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, nhà đầu tư được công bố theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Các thông tin liên quan nhận được từ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Thông tư 95/2020/TT-BTC;
- Các nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Các nguồn thông tin khác.
Sở giao dịch chứng khoán giám sát giao dịch chứng khoán nhiều ngày dựa trên những nguồn nào? Nội dung giám sát? (Hình từ Internet)
Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán đúng không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định về việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giao dịch chứng khoán như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con
...
2. Quyền và nghĩa vụ của các Sở giao dịch chứng khoán là công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
a) Giám sát trực tiếp hoạt động giao dịch chứng khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành;
b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán quy định tại Điều 11 Thông tư này;
c) Giám sát diễn biến các giao dịch trong ngày, nhiều ngày, định kỳ; phân tích, đánh giá và chịu trách nhiệm xác định các giao dịch nghi vấn có khả năng vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán;
...
Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán là công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán.
Lưu ý: Hệ thống cơ sở dữ liệu phải gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
- Các dữ liệu về kết quả giao dịch chứng khoán được thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán.
- Danh sách và thông tin về các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của Sở giao dịch chứng khoán vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
- Các báo cáo và thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán đã công bố qua hệ thống công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán; các báo cáo, thông tin đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
- Dữ liệu liên quan đến tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư.
- Dữ liệu khác liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.
Nội dung giám sát giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán là gì?
Nội dung giám sát giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán được quy định tại Điều 8 Thông tư 95/2020/TT-BTC như sau:
(1) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con thực hiện giám sát nhằm phát hiện các giao dịch bất thường, giao dịch nghi vấn có khả năng vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán, bao gồm:
- Hành vi sử dụng thông tin nội bộ trong mua bán chứng khoán;
- Hành vi thao túng thị trường chứng khoán;
- Hành vi vi phạm khác về giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
(2) Giám sát hoạt động giao dịch, công bố thông tin và báo cáo liên quan đến giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch của các đối tượng sau:
- Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, thành viên giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, cổ đông lớn, nhóm người liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;
- Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng, người nội bộ và người có liên quan đến người nội bộ và các đối tượng khác của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, người nội bộ của quỹ đại chúng niêm yết dạng đóng và người có liên quan, người được ủy quyền công bố thông tin và nhà đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
(3) Giám sát giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình, giao dịch chào mua công khai và các giao dịch khác của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?