Số dư quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước ở mỗi cấp là bao nhiêu? Quỹ dự trữ tài chính gửi tại Kho bạc Nhà nước có được trả lãi không?
Số dư quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước ở mỗi cấp là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 thì quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về quỹ dự trữ tài chính như sau:
Quỹ dự trữ tài chính
1. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh.
2. Quỹ dự trữ tài chính được hình thành từ các nguồn:
a) Bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm;
b) Kết dư ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;
c) Tăng thu ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước;
d) Lãi tiền gửi quỹ dự trữ tài chính;
đ) Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
3. Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên.
...
Theo đó, Quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước được thành lập ở 2 cấp: cấp trung ương và cấp tỉnh.
Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó, không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên.
Số dư quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước ở mỗi cấp là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Quỹ dự trữ tài chính gửi tại Kho bạc Nhà nước có được trả lãi không?
Quỹ dự trữ tài chính gửi tại Kho bạc Nhà nước được quy định tại khoản 8 Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP như sau:
Quỹ dự trữ tài chính
...
6. Quỹ dự trữ tài chính của trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm chủ tài khoản. Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho giám đốc Sở Tài chính làm chủ tài khoản.
7. Việc sử dụng quỹ dự trữ tài chính trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này được thực hiện theo phương thức chuyển từ quỹ dự trữ tài chính vào thu ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chi đã được quyết định.
8. Quỹ dự trữ tài chính được gửi tại Kho bạc Nhà nước và được Kho bạc Nhà nước trả lãi theo mức lãi suất quy định của pháp luật về chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
...
Theo quy định trên thì Quỹ dự trữ tài chính được gửi tại Kho bạc Nhà nước và được Kho bạc Nhà nước trả lãi theo mức lãi suất quy định của pháp luật về chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp nào?
Trường hợp sử dụng Quỹ dự trữ tài chính được quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 163/2016/NĐ-CP như sau:
Quỹ dự trữ tài chính
...
4. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
b) Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và cần thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán; sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.
5. Thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính:
a) Đối với quỹ dự trữ tài chính trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng để đáp ứng nhu cầu chi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này; Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng để chi cho các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Đối với quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
(1) Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;
(2) Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và cần thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán; sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?