Sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa do ai quyết định?

Sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa do ai quyết định? Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa không tiếp tục vận tải nữa thì có cần làm sạch không?

Sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa do ai quyết định?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi như sau:

Xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi
Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện thủy nội địa và các quy định sau:
1. Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát; thuyền trưởng quyết định sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện.
2. Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
3. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực cầu cảng, bến, kho riêng biệt.
4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

Theo đó, việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo như sau:

+ Do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát;

+ Thuyền trưởng quyết định sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.

+ Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện.

Như vậy, sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa sẽ do thuyền trưởng quyết định.

Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa không tiếp tục vận tải nữa thì có cần làm sạch không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, thuyền viên hoặc người lái phương tiện thủy nội địa có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.

Theo đó, sau khi giao hàng hóa nguy hiểm xong nếu phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa không tiếp tục vận tải nữa thì phải làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa không tiếp tục vận tải nữa thì có cần làm sạch không?

Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa không tiếp tục vận tải nữa thì có cần làm sạch không? (Hình từ Internet)

Bị phạt bao nhiêu tiền khi thực hiện làm sạch phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa không đúng quy trình?

Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 36 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm như sau:

Vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thuyền viên, người lái phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm mà không có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
b) Không chấp hành các quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm ghi trong giấy phép vận chuyển;
c) Không trang bị thiết bị, dụng cụ phòng, chống cháy, nổ, độc hại;
d) Không có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm;
đ) Không thực hiện đúng quy trình làm sạch phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm;
e) Thực hiện rửa, tẩy phương tiện sau khi vận tải hàng hóa nguy hiểm không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về vận tải hàng hóa nguy hiểm hoặc không có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất từ phương tiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định khi vận tải xăng, dầu, chất lỏng độc hại.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Theo đó, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với cá nhân khi thực hiện làm sạch phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa không đúng quy trình.

Trường hợp tổ chức vi phạm khi thực hiện làm sạch phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa không đúng quy trình thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cụ thể là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).

Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa do ai quyết định?
Pháp luật
Có hạn chế giao thông trên đường thủy nội địa trong trường hợp đang có hoạt động thể thao trên đường thủy nội địa không?
Pháp luật
Các công trình nào trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu nào? Chi phí thiết lập được quy định như nào?
Pháp luật
Tìm kiếm đường thủy nội địa là gì? Hoạt động tìm kiếm đường thủy nội địa phải bảo đảm các nguyên tắc gì?
Pháp luật
Vị trí nguy hiểm trên đường thủy là gì? Vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa được xử lý bao nhiêu bước?
Pháp luật
Có các khoản phí, lệ phí nào trong lĩnh vực đường thủy nội địa? Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng là bao nhiêu?
Pháp luật
Đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa dựa vào những căn cứ nào?
Pháp luật
Giám sát, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện phải đảm bảo các tiêu chí gì?
Pháp luật
Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia được xác định theo các tiêu chí nào?
Pháp luật
Khi quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thì cơ quan, đơn vị có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Đoàn Phạm Khánh Trang Lưu bài viết
16 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm Đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm Xem toàn bộ văn bản về Đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào