Sinh viên năm nhất có được mua xe cũ trả góp hay không? Mua xe trả góp có phải sang tên xe không?

Em muốn biết khi mua một chiếc xe cũ trả góp có cần sang tên không tên không ạ? Do là sinh viên năm nhất, điều kiện tài chính không đủ để mua xe mới nên em có ý định mua lại xe cũ của một người bạn theo hình thức trả góp trong vòng 12 tháng. Mong được trả lời, xin cảm ơn!

Mua xe trả góp là gì?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào đưa ra khái niệm của mua xe trả góp. Tuy nhiên, đây được xem là hình thức trả chậm, trả dần theo khoản 1 Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015:

“Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo quy định này, mua xe trả góp được hiểu là hình thức khi bên mua đã nhận được xe và được quyền trả dần tiền trong một thời hạn nhất định. Trong khi đó, bên bán vẫn có quyền sở hữu với chiếc xe cho đến khi bên mua trả đủ tiền. Trong trường hợp hai bên có thỏa thuận khác thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận của hai bên.

Như vậy, mặc dù pháp luật không có quy định về mua xe trả góp nhưng đây được xem là hình thức của việc mua trả chậm hoặc mua trả dần theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Mua xe trả góp cần những điều kiện gì?

Bởi pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về hình thức mua xe trả góp nên về điều kiện cũng như các thủ tục cần thiết sẽ căn cứ vào thực tế, và tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán để thống nhất về điều kiện mua xe trả góp. Thông thường có thể được thực hiện theo các điều kiện như sau:

Hình thức mua xe trả góp là việc mua trả chậm hoặc mua trả dần nên điều kiện bắt buộc để được mua xe là người mua phải trả tiền đúng hạn. Để đảm bảo cho việc này có thể thực hiện qua các điều kiện sau:

- Có tài sản thế chấp hoặc có thể thế chấp bằng chính chiếc xe trả góp đó.

- Tốt nhất là có thể chứng minh được bản thân có khả năng trả nợ như: Bảng lương, sổ tiết kiệm, tài sản có giá trị khác...

- Các loại giấy tờ xác nhận về nhân thân như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu...

Vậy nếu bạn là sinh viên năm nhất nhưng xó đủ các điều kiện trên thì sẽ được mua xe trả góp.

Sinh viên năm nhất có được mua xe cũ trả góp hay không?

Mua xe trả góp có phải sang tên không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về trách nhiệm của chủ xe như sau:

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân:

- Sang tên cho tổ chức, cá nhân khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên khác tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe;

- Sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên cùng tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.

Theo đó, khi bạn tiến hành mua xe, chủ xe phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục sang tên xe. Trường hợp của bạn là mua xe trả góp thì phải làm thủ tục sang tên, việc trả góp chỉ là hình thức thanh toán giao dịch giữa người mua và người bán xe, không ảnh hưởng đến việc chuyển quyền sở hữu xe.

Sang tên xe cũ cần những thủ tục gì?

Như đã trình bày ở trên, khi mua bán xe cũ từ người khác, cần thực hiện thủ tục sang tên xe để không xảy ra tranh chấp sau này. Tại Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện cơ giới đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2020. Theo đó, thủ tục đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh được thực hiện như sau:

Bước 1: Khai báo và nộp giấy đăng ký xe, biển số xe (do người chuyển quyền sở hữu xe thực hiện), căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA:

- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân:

+ Sang tên cho tổ chức, cá nhân khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên khác tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe;

+ Sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên cùng tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sang tên xe (do người nhận chuyển quyền sở hữu xe thực hiện), căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư 58/2020/TT-BCA:

- Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, phân bổ hoặc được thừa kế xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: Nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7; khoản 2, khoản 3 Điều 8, giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (không áp dụng trường hợp sang tên ngay trong cùng tỉnh sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu xe) và xuất trình giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này để làm thủ tục đăng ký sang tên. Trình tự cấp biển số thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm đ (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh, mô tô sang tên trong cùng điểm đăng ký) và điểm b, điểm c điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này (đối với sang tên khác tỉnh).

Như vậy, người nhận chuyển quyền sở hữu xe, chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA.

- Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe.

- Giấy tờ lệ phí trước bạ xe.

- Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe (trường hợp sang tên ngay trong cùng tỉnh sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu xe thì không cần giấy này).

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên xe ( do người nhận chuyển quyền sở hữu xe thực hiện)

Người nhận chuyển quyền sở hữu xe nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký sang tên xe cho cơ quan Công an cấp huyện nơi cư trú để được giải quyết sang tên xe theo thẩm quyền.

Mua xe trả góp Tải về trọn bộ các văn bản Mua xe trả góp hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mua trả góp là gì? Người mua trả góp xe máy có thể giữ cà vẹt xe của bên bán để tham giao thông trong khoảng thời gian trả góp hay không?
Pháp luật
Đứng tên hộ khi mua xe trả góp có rủi ro gì không? Mua xe trả góp không chất lượng có được trả xe đòi lại tiền không?
Pháp luật
Mua xe trả góp là gì? Có được phép mua lại xe đang trong quá trình trả góp không? Muốn sang tên đổi chủ xe cần phải làm gì?
Pháp luật
Xe mua trả góp dùng giấy tờ gì để tham gia giao thông? Mua xe trả góp cũ có phải sang tên xe hay không?
Pháp luật
Đóng trễ tiền mua xe trả góp thì có bị thu hồi xe không? Mua xe trả góp bị giữ giấy tờ gốc thì phải làm thế nào?
Pháp luật
Sinh viên năm nhất có được mua xe cũ trả góp hay không? Mua xe trả góp có phải sang tên xe không?
Pháp luật
Khi mua xe trả góp không trả tiền trả góp đủ có bị thu hồi xe không? Mua xe trả góp có phải là hợp đồng vay tài sản không?
Pháp luật
Có được trả xe máy và đòi lại tiền khi mua xe trả góp không? Nội dung đơn khởi kiện do bị lừa dối về tính chất khi mua xe trả góp có cần nộp thêm tài liệu chứng minh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua xe trả góp
2,523 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua xe trả góp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua xe trả góp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào