Sinh viên mồ côi cha mẹ có được vay vốn trực tiếp tại ngân hàng chính sách xã hội nơi trường đại học sinh viên đó đang theo học đóng trụ sở hay không?
- Sinh viên mồ côi cha mẹ có được cho vay vốn trực tiếp tại ngân hàng chính sách xã hội nơi trường đại học sinh viên đó đang theo học đóng trụ sở hay không?
- Thời hạn cho vay đối với sinh viên được vay vốn trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như thế nào?
- Lãi suất cho vay áp dụng cho sinh viên vay vốn theo chính sách ưu đãi là bao nhiêu?
- Việc cho vay đối với sinh viên vay vốn theo chính sách ưu đãi được thực hiện thông qua phương thức nào?
Sinh viên mồ côi cha mẹ có được cho vay vốn trực tiếp tại ngân hàng chính sách xã hội nơi trường đại học sinh viên đó đang theo học đóng trụ sở hay không?
Sinh viên mồ côi cha mẹ có được cho vay vốn trực tiếp tại ngân hàng chính sách xã hội nơi trường đại học sinh viên đó đang theo học đóng trụ sở hay không?
Điều 1 Mục I Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007 quy định cụ thể đối tượng được xem là người vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội gồm:
- Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội, là cha hoặc mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã thành niên (đủ 18 tuổi) được Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã sở tại xác nhận.
- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy trường hợp bạn chung lớp đại học của bạn là sinh viên mồ côi (kể cả mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ những người còn lại không có khả năng lao động trực tiếp) thì được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường của bạn đóng trụ sở.
Tuy nhiên trường hợp sinh viên bị các cơ quan xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu thì Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ không cho vay theo quy định tại Điều 7 Mục I Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007.
Thời hạn cho vay đối với sinh viên được vay vốn trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Mục I Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007, thời hạn cho vay cụ thể áp dụng với sinh viên trong trường hợp được vay vốn theo chính sách ưu đãi được quy định cụ thể như sau:
(1) Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận trong Khế ước nhận nợ.
Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
a. Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian sinh viên được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).
Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
b. Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:
- Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.
- Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
(2) Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều sinh viên cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng sinh viên khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo sinh viên có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất.
Lãi suất cho vay áp dụng cho sinh viên vay vốn theo chính sách ưu đãi là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 5 Mục I Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007, lãi suất cho vay được quy định cụ thể như sau:
- Các khoản cho vay từ 01/10/2007 trở đi được áp dụng lãi suất cho vay 0,5%/tháng.
- Các khoản cho vay từ 30/9/2007 trở về trước còn dư nợ đến ngày 30/9/2007 vẫn được áp dụng lãi suất cho vay đã ghi trên Hợp đồng tín dụng hoặc Sổ Tiết kiệm và vay vốn hoặc Khế ước nhận nợ (sau đây gọi chung là Khế ước nhận nợ) cho đến khi thu hồi hết nợ.
- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Việc cho vay đối với sinh viên vay vốn theo chính sách ưu đãi được thực hiện thông qua phương thức nào?
Phương thức cho vay được quy định tại Điều 6 Mục I Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007, cụ thể Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ áp dụng theo 2 phương thức cho vay:
(1) Sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình:
- Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại thôn, ấp, bản, buôn (gọi chung là thôn) nơi hộ gia đình đang sinh sống, được Tổ bình xét đủ điều kiện vay vốn, lập thành danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH gửi UBND cấp xã xác nhận.
- Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội theo cơ chế hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội.
(2) Đối với sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động được vay vốn và trả nợ trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở.
Có thể thấy, trường hợp bạn của bạn sẽ được cho vay thông qua phương thức trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi địa bàn nhà trường bạn đóng trụ sở.
Như vậy, sinh viên mồ côi (kể cả mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ những người còn lại không có khả năng lao động trực tiếp) thì được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. Việc thực hiện các quy định về thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?