Sinh viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khi chủ nhà trọ tự ý tăng tiền thuê trái với quy định trong hợp đồng thuê?
- Chủ nhà trọ có được tăng tiền thuê khi thực hiện sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê?
- Sinh viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khi chủ nhà trọ tự ý tăng tiền thuê trái với quy định trong hợp đồng thuê?
- Trường hợp nhà trọ thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì hợp đồng thuê nhà sẽ đương nhiên chấm dứt?
Chủ nhà trọ có được tăng tiền thuê khi thực hiện sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê?
Theo khoản 2 Điều 129 Luật Nhà ở 2014 quy định về thời hạn thuê và giá thuê nhà ở như sau:
Thời hạn thuê và giá thuê nhà ở
....
2. Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà mà chủ nhà trọ thực hiện sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê và được bên sinh viên đồng ý thì chủ trọ được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở.
Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì chủ nhà trọ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên sinh viên theo quy định của pháp luật.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở (Hình từ Internet)
Sinh viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khi chủ nhà trọ tự ý tăng tiền thuê trái với quy định trong hợp đồng thuê?
Theo điểm b khoản 3 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.
3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;
b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;
c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo đó, sinh viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khi chủ nhà trọ tự ý tăng tiền thuê mà không thông báo cho sinh viên biết trước theo thoả thuận.
Trường hợp nhà trọ thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì hợp đồng thuê nhà sẽ đương nhiên chấm dứt?
Theo điểm d khoản 2 Điều 131 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở như sau:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
...
2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;
b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
c) Nhà ở cho thuê không còn;
d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Chấm dứt theo quy định tại Điều 132 của Luật này.
Theo đó, hợp đồng thuê nhà trọ sẽ chấm dứt khi thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có được hỗ trợ trong hoạt động khuyến công?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày bao nhiêu âm, có phải ngày lễ lớn? Ngày 6 tháng 12 là ngày gì đối với Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Lập tức ngừng cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng khi nhận quyết định thu hồi văn bản chấp thuận?
- Hướng dẫn giải quyết gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024?