Sinh vật gây hại trên nhóm cây lương thực gồm những loại nào? Việc điều tra sinh vật gây hại được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lương thực gồm những loại nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-1:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 1: Nhóm cây lương thực, sinh vật gây hại chủ yếu trên nhóm cây lương thực được quy định như sau:
Sinh vật gây hại (Pest)
Những sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cây lương thực bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác.
Như vậy, những sinh vật gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cây lương thực bao gồm:
- Vi sinh vật gây bệnh
- Côn trùng gây hại
- Cỏ dại
- Các sinh vật có hại khác
Theo đó, tại tiểu mục 2.2 và tiểu mục 2.3 Mục này cũng quy định cụ thể các sinh vật gây hại chính và sinh vật gây hại chủ yếu, bao gồm:
Sinh vật gây hại chính (Major pest)
Những sinh vật gây hại thường xuyên xuất hiện và gây hại nặng hàng vụ, hàng năm hoặc những loài sinh vật gây hại đã từng gây hại nghiêm trọng trên cây lương thực ở từng vùng trong từng thời gian nhất định.
Sinh vật gây hại chủ yếu (Key pest)
Những loài sinh vật gây hại chính mà tại kỳ điều tra chứng xuất hiện trên cây lương thực với mật độ, tỷ lệ hại cao hoặc có khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi gây giảm năng suất, chất lượng đáng kể nếu không áp dụng biện pháp phòng chống.
Sinh vật gây hại trên nhóm cây lương thực gồm những loại nào? Việc điều tra sinh vật gây hại được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc điều tra sinh vật gây hại đối với nhóm cây lương thực được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-1:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 1: Nhóm cây lương thực, nguyên tắc tiến hành điều tra các sinh vật gây hại đối với nhóm cây lương thực được quy định cụ thể như sau:
Nguyên tắc
3.1 Điều tra
Điều tra đầy đủ, chính xác diễn biến các loại sinh vật gây hại chính và một số yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.
3.2 Nhận định tình hình
Đánh giá tình hình sinh vật gây hại trên đồng ruộng, nhận định khả năng phát sinh phát triển và gây hại của sinh vật gây hại chính trong thời gian tới, so sánh với kỳ điều tra liền kề trước và cùng kỳ năm trước.
Dự báo những loại sinh vật gây hại thứ yếu có khả năng phát triển thành sinh vật gây hại chính hoặc thành dịch, phân tích nguyên nhân.
3.3 Thống kê diện tích
Thống kê diện tích nhiễm sinh vật gây hại (nhẹ, trung bình, nặng), diện tích mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp.
Theo đó, quá trình tiến hành phương pháp điều tra sinh vật gây hại trên cây lương thực phải đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc trên.
Có thể sử dụng những dụng cụ nào để điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây lương thực?
Quá trình điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây lương thực được thực hiện thông qua các thiết bị, dụng cụ quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-1:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 1: Nhóm cây lương thực, cụ thể như sau:
Thiết bị, dụng cụ
4.1 Dụng cụ điều tra ngoài đồng
- Vợt côn trùng, khay, khung điều tra, kính lúp cầm tay, thước dây, thước gỗ, túi đựng dụng cụ điều tra, lồng nuôi sâu ...
- Ống tuýp, đĩa petri, lọ thu mẫu, băng dính, dao, kéo, bút lông và hoá chất cần thiết (cồn 70°, Formol 5 % ...)..
- Bẫy chuyên dụng các loại (bẫy đèn, bẫy bả, bẫy dẫn dụ ...).
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi...
4.2 Thiết bị trong phòng
- Kính lúp soi nổi (2 thị kính, phóng đại tối thiểu 60X), kính hiển vi (từ 2 đến 3 thị kính, từ 3 đến 4 vật kính, phóng đại tối thiểu 600X), kính lúp cầm tay (tối thiểu 20X), lam, lame, đèn tuýp.
- Tủ lạnh đựng mẫu, máy đo nhiệt độ, máy đo ẩm độ, lồng nuôi côn trùng.
- Máy vi tính có kết nối mạng internet, máy in (đen trắng, khổ A4) và các chương trình phần mềm có liên quan.
- Tài liệu tham khảo; sổ ghi chép, bút bi, bút lông; máy tính bỏ túi, băng giấy dính, chất tẩy rửa ...
4.3 Bảo hộ lao động
Mũ, ủng, quần áo, găng tay, quần áo mưa, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, kính mắt bảo hộ...
4.4. Sổ theo dõi và các tài liệu khác
4.4.1 Sổ theo dõi
- Sổ theo dõi sinh vật gây hại và sinh vật có ích vào bẫy, bả.
- Sổ ghi chép số liệu điều tra sinh vật gây hại và sinh vật có ích định kỳ, bổ sung.
- Sổ theo dõi diện tích nhiễm sinh vật gây hại hàng tuần, hàng tháng, hàng vụ, hàng năm.
- Sổ theo dõi thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ...).
4.4.2 Tài liệu khác
- Cơ sở dữ liệu và phần mềm có liên quan.
- Ảnh và các mẫu vật, tiêu bản liên quan.
4.4.3 Lưu giữ và khai thác dữ liệu
Tất cả các dữ liệu điều tra, báo cáo phải được hệ thống, lưu giữ và khai thác.
Như vậy, việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây lương thực cần đảm bảo thực hiện dựa trên nguyên tắc và các thiết bị, dụng cụ luật định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?