Sĩ quan quân đội được chọn là quân nhân chuyên nghiệp dự bị có được cấp giấy tờ chứng minh gì không?
Những đối tượng nào có thể trở thành quân nhân chuyên nghiệp dự bị theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 24 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về đối tượng đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị như sau:
Đối tượng đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị
1. Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ còn trong độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
3. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
Như vậy, những đối tượng có thể trở thành quân nhân chuyên nghiệp dự bị bao gồm:
- Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ còn trong độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội;
- Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
Sĩ quan quân đội được chọn là quân nhân chuyên nghiệp dự bị có được cấp giấy tờ chứng minh gì không?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 218/2016/TT-BQP quy định về việc cấp thẻ quân nhân chuyên nghiệp dự bị như sau:
Cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại
1. Cấp lần đầu Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được sắp xếp, biên chế vào đơn vị dự bị động viên.
2. Cấp đổi, cấp lại Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực hiện như sau:
a) Cấp đổi khi được biên chế đến đơn vị dự bị động viên khác hoặc Thẻ bị hư hỏng;
b) Khi thay đổi họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; nơi thường trú hoặc thay đổi nhân dạng do bị thương tích, thẩm mỹ, chỉnh hình;
c) Cấp lại khi bị mất Thẻ.
Bên cạnh đó, tại Điều 26 Thông tư 218/2016/TT-BQP quy định về trình tự cấp thẻ quân nhân chuyên nghiệp dự bị như sau:
Trình tự, thủ tục cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại
1. Cấp lần đầu Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
a) Cá nhân điền vào tờ khai theo mẫu;
b) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chụp ảnh, đối chiếu tờ khai, làm thủ tục cấp Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị thuộc quyền quản lý; báo cáo người có thẩm quyền cấp quy định tại Khoản 5 Điều 12 Thông tư này; ép màng nhựa, hoàn trả đơn vị; tổng hợp báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); thời hạn thực hiện không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện thủ tục;
c) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh kiểm tra việc cấp Thẻ của đơn vị cấp dưới; tổng hợp số lượng, danh sách cấp Thẻ báo cáo Quân khu và Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
...
Như vậy, đối với sĩ quan quân đội được chọn làm quân nhân chuyên nghiệp dự bị sẽ được cấp thẻ quân nhân chuyên nghiệp dự bị.
Sĩ quan quân đội phải điền vào mẫu đơn đề nghị cấp thẻ theo quy định. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chụp ảnh, đối chiếu tờ khai, làm thủ tục cấp Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị thuộc quyền quản lý; báo cáo người có thẩm quyền cấp; ép màng nhựa, hoàn trả đơn vị; tổng hợp báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); thời hạn thực hiện không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện thủ tục;
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh kiểm tra việc cấp Thẻ của đơn vị cấp dưới; tổng hợp số lượng, danh sách cấp Thẻ báo cáo Quân khu và Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Sĩ quan quân đội được chọn là quân nhân chuyên nghiệp dự bị có được cấp giấy tờ chứng minh gì không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cấp thẻ quân nhân chuyên nghiệp dự bị đối với sĩ quan quân đội?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 218/2016/TT-BQP quy định về thẩm quyền cấp thẻ quân nhân chuyên nghiệp dự bị như sau:
Thẩm quyền cấp Chứng minh và Thẻ
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tướng.
2. Người chỉ huy hoặc Chính ủy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy; Thẻ sĩ quan dự bị.
3. Người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
4. Người chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn và tương đương cấp Thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
5. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện cấp Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.
6. Thủ trưởng Tổng cục Chính trị cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy; Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, không được cấp con dấu thu nhỏ và Ban Cơ yếu Chính phủ.
Theo đó, thẩm quyền cấp thẻ quân nhân chuyên nghiệp dự bị thuộc về chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?