Sau sáp nhập xã, người hoạt động không chuyên trách giữ chức danh bầu cử dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã được trợ cấp mỗi tháng nghỉ trước bao nhiêu?
- Sau sáp nhập xã, người hoạt động không chuyên trách giữ chức danh bầu cử dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã được trợ cấp mỗi tháng nghỉ trước bao nhiêu?
- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc quản lý người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố là gì?
Sau sáp nhập xã, người hoạt động không chuyên trách giữ chức danh bầu cử dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã được trợ cấp mỗi tháng nghỉ trước bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền đến trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp
...
2. Đối tượng tinh giản biên chế là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp như sau:
a) Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố giữ các chức danh bầu cử: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thì được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng. Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên;
b) Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố giữ các chức danh không do bầu cử: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng. Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên.
Theo đó, sau sáp nhập xã, người hoạt động không chuyên trách giữ chức danh bầu cử dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã được trợ cấp mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng.
Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên.
Sau sáp nhập xã, người hoạt động không chuyên trách giữ chức danh bầu cử dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã được trợ cấp mỗi tháng nghỉ trước bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Tiêu chuẩn
a) Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
d) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
đ) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
2. Nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
...
Theo đó, người hoạt động không chuyên trách ở xã cần phải có tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
Đồng thời, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
Nguyên tắc quản lý người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
1. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng.
2. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, số lượng và vị trí việc làm của cán bộ, công chức cấp xã; số lượng và chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Theo đó, nguyên tắc quản lý người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố là:
- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Kết hợp giữa số lượng và chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là ngày nào? Hiện nay Hội Chữ thập đỏ là thành viên của tổ chức nào?
- Giờ mở cửa Việt Nam Quốc Tự năm 2025 cụ thể, đầy đủ? Việt Nam Quốc Tự 2025 mở cửa lúc mấy giờ? Địa chỉ Việt Nam Quốc Tự?
- Từ 01/5/2025, mức hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em nhà trẻ bán trú là bao nhiêu theo Nghị định 66 2025?
- Cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Dân tộc và Tôn giáo được quy định thế nào? 13 đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 tại tỉnh Hậu Giang? Các trường THPT tỉnh Hậu Giang có trách nhiệm gì trong công tác tuyển sinh vào lớp 10?