Sau khi kê biên tài sản thi hành án dân sự thì bao lâu sẽ chọn tổ chức định giá tài sản đấu giá theo quy định?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định của pháp luật sau khi kê biên thì bao lâu sẽ chọn tổ chức định giá tài sản đấu giá trong thi hành án dân sự? Câu hỏi của anhy A.L.K đến từ Thái Bình.

Sau khi kê biên tài sản thi hành án dân sự thì bao lâu sẽ chọn tổ chức định giá tài sản đấu giá theo quy định?

Theo quy định tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về định giá tài sản kê biên như sau:

Trường hợp 1: ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó.

Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá.

Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.

Trường hợp 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:

- Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;

- Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;

- Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014

Như vậy, theo quy định trên thì nếu như đương sự không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên để tiến hành định giá tài sản.

Sau khi kê biên tài sản thi hành án dân sự thì bao lâu sẽ chọn tổ chức định giá tài sản đấu giá theo quy định?

Sau khi kê biên tài sản thi hành án dân sự thì bao lâu sẽ chọn tổ chức định giá tài sản đấu giá theo quy định? (Hình từ Internet)

Chấp hành viên có được lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên không?

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về xác định giá đối với tài sản kê biên như sau:

Trong trường hợp không ký được hợp đồng dịch vụ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì chấp hành viên có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên;

Lưu ý: trường hợp vẫn không thể ký được hợp đồng thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên.

Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.

Ngoài ra, tài sản kê biên có giá trị nhỏ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008 là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, tài sản giống hệt hoặc tương tự chưa qua sử dụng có giá mua bán trên thị trường không quá 10.000.000 đồng.

Trong thi hành án dân sự thì có những loại tài sản nào không được kê biên theo quy định?

Theo quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì những tài sản không được kê biên là:

(i) Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

(ii) Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:

- Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;

- Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;

- Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;

- Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;

- Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;

- Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

(iii) Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

- Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;

- Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;

- Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Kê biên tài sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kê biên tài sản có phải là một biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại không?
Pháp luật
Quyết định kê biên tài sản để thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế phải gửi cho UBND cấp xã nơi thực hiện cưỡng chế không?
Pháp luật
Có được phép kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự đối với tài sản đang có tranh chấp không liên quan đến quyền sở hữu hay không?
Pháp luật
Sau khi kê biên tài sản thi hành án dân sự thì bao lâu sẽ chọn tổ chức định giá tài sản đấu giá theo quy định?
Pháp luật
Người nộp thuế đang trong thời gian chữa bệnh thì có được áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản không?
Pháp luật
Tất cả tài sản của công ty TNHH hai thành viên trở lên đều được kê biên để thi hành án dân sự đúng không?
Pháp luật
Có được kê biên tài sản là căn nhà nhận được từ thừa kế trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức kê biên tài sản được áp dụng đối với những cá nhân nào?
Pháp luật
Mẫu quyết định chấm dứt hiệu lực quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp kê biên tài sản?
Pháp luật
Chi cục thi hành án có quyền kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án dân sự hay không? Có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định rõ hành vi vi phạm của chi cục thi hành án không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kê biên tài sản
1,595 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kê biên tài sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào