Sau khi được kiểm tra, phương tiện thủy nội địa được cấp hồ sơ đăng kiểm gồm những giấy tờ gì? Tem kiểm định được dán trên phương tiện thủy nội địa như thế nào?
Sau khi được kiểm tra, phương tiện thủy nội địa được cấp hồ sơ đăng kiểm gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ đăng kiểm, Tem kiểm định và số kiểm soát cấp cho phương tiện
1. Phương tiện sau khi được kiểm tra có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được cấp các hồ sơ sau:
a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa;
b) Các loại biên bản và báo cáo kiểm tra kỹ thuật.
2. Ngoài các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này còn có:
a) Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng đối với phương tiện có thiết bị nâng hàng;
b) Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước của phương tiện khi có yêu cầu của chủ phương tiện;
c) Cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa.
...
Phương tiện thủy nội địa sau khi được kiểm tra có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được cấp các hồ sơ sau:
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa;
- Các loại biên bản và báo cáo kiểm tra kỹ thuật.
Ngoài các hồ sơ quy định trên còn có:
- Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng đối với phương tiện có thiết bị nâng hàng;
- Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước của phương tiện khi có yêu cầu của chủ phương tiện;
- Cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa.
Sau khi được kiểm tra, phương tiện thủy nội địa được cấp hồ sơ đăng kiểm gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Tem kiểm định được dán trên phương tiện thủy nội địa như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ đăng kiểm, Tem kiểm định và số kiểm soát cấp cho phương tiện
...
3. Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này được cấp kèm theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa. Tem kiểm định được dán trên phương tiện như sau:
a) Đối với phương tiện có kính phía trước vô lăng lái: Tem kiểm định được dán ở mặt trong, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của kính (nhìn từ lái về mũi phương tiện), ở vị trí dễ quan sát;
b) Đối với phương tiện có ca-bin hoặc buồng ngủ nhưng không có kính vách phía trước: Tem kiểm định được dán ở mặt ngoài, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của vách trước ca-bin hoặc buồng ngủ (nhìn từ lái về mũi phương tiện), ở vị trí dễ quan sát;
c) Đối với phương tiện không thuộc điểm a, b khoản này nhưng có thành quây hầm hàng: Tem kiểm định được dán ở mặt ngoài, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của thành quây hầm hàng phía mũi (ngay phía dưới của thanh gia cường mép miệng quây), ở vị trí dễ quan sát;
d) Đối với phương tiện còn lại: Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát, ít bị va chạm và ít bị ảnh hưởng của thời tiết.
...
Theo đó, tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT được cấp kèm theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa. Tem kiểm định được dán trên phương tiện theo quy định cụ thể trên.
Phương tiện thủy nội địa sau khi được kiểm tra được gắn số kiểm soát nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ đăng kiểm, Tem kiểm định và số kiểm soát cấp cho phương tiện
...
4. Số kiểm soát
a) Phương tiện sau khi được kiểm tra thỏa mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật sẽ được đóng hoặc gắn một số kiểm soát, số kiểm soát được đóng hoặc gắn trên phương tiện nhằm kiểm soát từng phương tiện và số lượng phương tiện đã được đăng kiểm trên toàn quốc;
b) Số kiểm soát gồm phần chữ và phần số. Phần chữ gồm hai chữ cái in hoa là VR (đối với các phương tiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Phụ lục IX của Thông tư này), VS (đối với các phương tiện quy định tại khoản 4 Phụ lục IX của Thông tư này). Phần số gồm 8 (tám) chữ số, hai chữ số đầu là 2 (hai) chữ số cuối của năm đóng phương tiện, sáu chữ số tiếp theo là số tự nhiên do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý và cấp trực tiếp cho các đơn vị đăng kiểm. Số này được lưu vào cơ sở dữ liệu quản lý đăng kiểm phương tiện trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện;
c) Các đơn vị đăng kiểm, khi nhận được phiếu cấp phát 6 (sáu) chữ số tự nhiên từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, phải xác nhận về Cục Đăng kiểm Việt Nam. Đơn vị đăng kiểm sử dụng số kiểm soát theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. Hàng tháng, đơn vị phải báo cáo việc sử dụng số kiểm soát, dự trù kế hoạch sử dụng của tháng tiếp theo và báo cáo về Cục Đăng kiểm Việt Nam.
5. Kích thước, vị trí số kiểm soát theo quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này.
Như vậy, phương tiện thủy nội địa sau khi được kiểm tra thỏa mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật sẽ được đóng hoặc gắn một số kiểm soát, số kiểm soát được đóng hoặc gắn trên phương tiện nhằm kiểm soát từng phương tiện và số lượng phương tiện đã được đăng kiểm trên toàn quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?