Sau khi dự thảo văn bản giải quyết công việc của Bộ Giao thông vận tải đã được chuẩn bị xong, đơn vị chủ trì phải lấy ý kiến chính thức bằng hình thức nào?
- Việc chuẩn bị dự thảo văn bản giải quyết công việc của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
- Đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo văn bản giải quyết công việc của Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan như thế nào?
- Sau khi dự thảo văn bản giải quyết công việc đã được chuẩn bị xong, đơn vị chủ trì phải lấy ý kiến chính thức bằng hình thức nào?
Việc chuẩn bị dự thảo văn bản giải quyết công việc của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải Ban hành kèm theo Quyết định 751/QĐ-BGTVT năm 2020 quy định Chuẩn bị dự thảo văn bản giải quyết công việc như sau:
Chuẩn bị dự thảo văn bản giải quyết công việc
1. Thủ trưởng đơn vị chủ trì phải chủ động lập kế hoạch xây dựng dự thảo và báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách, tiến hành đầy đủ các thủ tục lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, kể cả ý kiến của cơ quan được phân công thẩm định; chịu trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định để hoàn chỉnh dự thảo trước khi trình.
2. Nếu đơn vị chủ trì muốn thay đổi thời gian trình hoặc nội dung công việc phải báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và thông báo bằng văn bản cho Văn phòng Bộ sau khi được sự chấp thuận của Bộ trưởng.
3. Đối với việc chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngoài việc tuân thủ theo các quy định của Quy chế này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, Thủ trưởng đơn vị chủ trì phải chủ động lập kế hoạch xây dựng dự thảo và báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách, tiến hành đầy đủ các thủ tục lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, kể cả ý kiến của cơ quan được phân công thẩm định.
Đồng thời, chịu trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định để hoàn chỉnh dự thảo trước khi trình.
Nếu đơn vị chủ trì muốn thay đổi thời gian trình hoặc nội dung công việc phải báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và thông báo bằng văn bản cho Văn phòng Bộ sau khi được sự chấp thuận của Bộ trưởng.
Đối với việc chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngoài việc tuân thủ theo các quy định của Quy chế này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chuẩn bị dự thảo văn bản giải quyết công việc của Bộ Giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo văn bản giải quyết công việc của Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải Ban hành kèm theo Quyết định 751/QĐ-BGTVT năm 2020 quy định như sau:
Quan hệ phối hợp trong chuẩn bị dự thảo văn bản giải quyết công việc
1. Đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo đề nghị Thủ trưởng các đơn vị liên quan cử cán bộ tham gia chuẩn bị dự thảo. Đơn vị được mời có trách nhiệm cử người tham gia theo đề nghị của đơn vị chủ trì. Người được cử tham gia phải thường xuyên báo cáo và xin ý kiến Thủ trưởng đơn vị mình trong quá trình tham gia xây dựng dự thảo. Các hoạt động phối hợp xây dựng dự thảo quy định tại khoản này không thay thế thủ tục lấy ý kiến chính thức quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Theo quy định trên, đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo văn bản giải quyết công việc của Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ trưởng các đơn vị liên quan cử cán bộ tham gia chuẩn bị dự thảo.
Đơn vị được mời có trách nhiệm cử người tham gia theo đề nghị của đơn vị chủ trì. Người được cử tham gia phải thường xuyên báo cáo và xin ý kiến Thủ trưởng đơn vị mình trong quá trình tham gia xây dựng dự thảo.
Lưu ý: Các hoạt động phối hợp xây dựng dự thảo quy định tại khoản này không thay thế thủ tục lấy ý kiến chính thức theo quy định.
Sau khi dự thảo văn bản giải quyết công việc đã được chuẩn bị xong, đơn vị chủ trì phải lấy ý kiến chính thức bằng hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải Ban hành kèm theo Quyết định 751/QĐ-BGTVT năm 2020 quy định như sau:
Quan hệ phối hợp trong chuẩn bị dự thảo văn bản giải quyết công việc
...
2. Sau khi dự thảo đã được chuẩn bị xong, đơn vị chủ trì phải lấy ý kiến chính thức của các đơn vị liên quan bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp: Đơn vị chủ trì thu thập ý kiến góp ý tại cuộc họp để bổ sung hoàn chỉnh dự thảo.
b) Gửi công văn lấy ý kiến: Đơn vị chủ trì gửi bản dự thảo cuối cùng và hồ sơ kèm theo đến đơn vị có liên quan để lấy ý kiến. Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Quy chế này.
Như vậy, sau khi dự thảo văn bản giải quyết công việc đã được chuẩn bị xong, đơn vị chủ trì phải lấy ý kiến chính thức của các đơn vị liên quan bằng một trong các hình thức sau:
- Tổ chức họp: Đơn vị chủ trì thu thập ý kiến góp ý tại cuộc họp để bổ sung hoàn chỉnh dự thảo.
- Gửi công văn lấy ý kiến: Đơn vị chủ trì gửi bản dự thảo cuối cùng và hồ sơ kèm theo đến đơn vị có liên quan để lấy ý kiến. Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải Ban hành kèm theo Quyết định 751/QĐ-BGTVT năm 2020, cụ thể:
+ Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản theo đúng thời hạn yêu cầu của đơn vị chủ trì.
+ Trường hợp văn bản không yêu cầu thời hạn trả lời thì trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc (nếu hồ sơ, tài liệu chưa rõ hoặc do vấn đề phức tạp cần có thêm thời gian nghiên cứu, hay phải hỏi ý kiến của đơn vị bên dưới thì không quá 15 ngày làm việc), kể từ ngày nhận được đề nghị với đầy đủ hồ sơ, tài liệu phải có văn bản trả lời và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời.
+ Trường hợp sau thời hạn quy định nêu trên mà đơn vị được hỏi ý kiến vẫn không có văn bản trả lời thì coi như đồng ý với nội dung văn bản hỏi ý kiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?