Sau khi bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự thì Giám đốc Cảng hàng không cần thông báo ngay cho cơ quan thi hành án hay Tòa án?
- Sau khi bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự thì Giám đốc Cảng hàng không cần thông báo ngay cho cơ quan thi hành án hay Tòa án?
- Giám đốc Cảng hàng không phải thông báo đã bắt giữ tàu bay cho Tòa án biết trong thời hạn bao lâu kể từ khi hoàn thành việc bắt giữ?
- Trường hợp nào Giám đốc Cảng hàng không không bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án mà không không vi phạm pháp luật?
Sau khi bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự thì Giám đốc Cảng hàng không cần thông báo ngay cho cơ quan thi hành án hay Tòa án?
Căn cứ Điều 11 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về việc thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay như sau:
Thông báo việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ
Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Tòa án, Cục hàng không Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng hàng không, sân bay biết về việc thực hiện các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 10 của Pháp lệnh này.
Trường hợp bắt giữ tàu bay để thi hành án, sau khi nhận được thông báo của Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Toà án có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan thi hành án dân sự biết.
Theo quy định trên thì trong trường hợp bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự thì Giám đốc Cảng hàng không cần phải báo cho Tòa án nhân dân đã gửi quyết định biết.
Tòa án nhân dân sau khi nhận được thông báo đã bắt giữ tàu bay theo quyết định của Giám đốc Cảng hàng không thì sẽ thông báo ngay cho cơ quan thi hành án dân sự biết.
Giám đốc Cảng hàng không phải thông báo đã bắt giữ tàu bay cho Tòa án biết trong thời hạn bao lâu kể từ khi hoàn thành việc bắt giữ?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 02/2012/NĐ-CP quy định về việc thông báo đã thực hiện việc bắt giữ tàu bay như sau:
Thông báo đã thực hiện việc bắt giữ tàu bay
Trong thời hạn 05 giờ, kể từ khi doanh nghiệp cảng hàng không chỉ định vị trí đỗ tàu bay tại sân bay, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tàu bay đã bị bắt giữ cho Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay và Cục Hàng không Việt Nam.
Như vậy, trong thời hạn 05 giờ, kể từ khi doanh nghiệp cảng hàng không chỉ định vị trí đỗ tàu bay tại sân bay, Giám đốc Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tàu bay đã bị bắt giữ cho Tòa án và Cục Hàng không Việt Nam biết về việc đã bắt giữ tàu bay.
Sau khi bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự thì Giám đốc Cảng hàng không cần thông báo ngay cho cơ quan thi hành án hay Tòa án? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào Giám đốc Cảng hàng không không bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án mà không không vi phạm pháp luật?
Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về trường hợp không thực hiện bắt giữ tàu bay như sau:
Thi hành quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ
1. Ngay sau khi ra quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phân công một cán bộ Tòa án thực hiện việc giao quyết định.
2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm ban hành quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định thả tàu bay, cán bộ Tòa án đến cảng hàng không, sân bay giao quyết định cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không nơi tàu bay bị yêu cầu bắt giữ. Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ Tòa án không thể đến được cảng hàng không, sân bay thì quyết định có thể được gửi qua fax hoặc thư điện tử (e-mail) theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp thời hạn bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án đã hết hoặc quyết định bắt giữ tàu bay bị hủy, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không phải thực hiện việc thả tàu bay.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay khi có yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không.
5. Không thực hiện việc bắt giữ tàu bay trong trường hợp tàu bay đã sẵn sàng cất cánh.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về tàu bay đã sẵn sàng cất cánh như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bắt giữ tàu bay là việc không cho phép tàu bay di chuyển khỏi cảng hàng không, sân bay bằng quyết định của Tòa án.
2. Người khác có quyền, lợi ích đối với tàu bay là người cho thuê tàu bay, người khai thác tàu bay hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đối với tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam nhưng không phải là chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại.
3. Tàu bay đã sẵn sàng cất cánh là tàu bay đã có lệnh được phép cất cánh của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
4. Tàu bay có yếu tố nước ngoài là tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài; tàu bay thuộc sở hữu chung trong đó có ít nhất một chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tàu bay mang quốc tịch nước ngoài.
Từ các quy đinh trên thì Giám đốc Cảng hàng không sẽ không thực hiện bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án đối với tàu bay đã sẵn sàng cất cánh. Trong trường hợp này thì Giám đốc Cảng hàng không sẽ không vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?