Sáp nhập xã: Trạm Y tế xã có chức năng và nhiệm vụ được quy định như thế nào sau khi sáp nhập chi tiết?

Sáp nhập xã: Trạm Y tế xã có chức năng và nhiệm vụ được quy định như thế nào sau khi sáp nhập? Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Trạm Y tế xã được quy định ra sao? Trạm Y tế xã có phải chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong mọi trường hợp không?

Sáp nhập xã: Trạm Y tế xã có chức năng và nhiệm vụ được quy định như thế nào sau khi sáp nhập?

Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 117/2014/NĐ-CP có quy định như sau:

Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Y tế xã
1. Tổ chức Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện), được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
2. Trạm Y tế xã có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
3. Trạm Y tế xã có nhiệm vụ:
a) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong chữa bệnh và phòng bệnh; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung ứng thuốc thiết yếu; quản lý sức khỏe cộng đồng; truyền thông giáo dục sức khỏe theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn;
d) Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn;
đ) Là đơn vị thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Như vậy, theo quy định trên thì Trạm Y tế xã có chức năng và nhiệm vụ được quy định sau sáp nhập xã như sau:

Về chức năng: Cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.

Về nhiệm vụ:

- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về:

+ Y tế dự phòng;

+ Khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong chữa bệnh và phòng bệnh;

+ Chăm sóc sức khỏe sinh sản;

+ Cung ứng thuốc thiết yếu; quản lý sức khỏe cộng đồng;

+ Truyền thông giáo dục sức khỏe theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản

- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn;

- Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn;

- Là đơn vị thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

trạm y tế xã

Sáp nhập xã: Trạm Y tế xã có chức năng và nhiệm vụ được quy định như thế nào sau khi sáp nhập? (Hình từ internet)

Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Trạm Y tế xã được quy định ra sao?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2015/TT-BYT có quy định:

Tổ chức và nhân lực
1. Tổ chức:
a) Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm;
b) Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Trạm y tế theo quy định tại Điều 2, Thông tư này;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương.
2. Nhân lực: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm Y tế.

Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì cơ cấu tổ chức của Trạm Y tế xã được quy định:

Về tổ chức:

- Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm;

- Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Trạm y tế theo quy định tại Điều 2 Thông tư 33/2015/TT-BYT.

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương.

Về nhân lực: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm Y tế xã.

Trạm Y tế xã có phải chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong mọi trường hợp không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 33/2015/TT-BYT có quy định như sau:

Mối quan hệ
1. Trạm Y tế xã là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện.
2. Trạm y tế xã chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
3. Trạm y tế xã có mối quan hệ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã và Trưởng thôn, bản trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.

Như vậy, theo quy định trên thì Trạm y tế xã chỉ chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Sáp nhập xã
Trạm y tế xã Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Trạm y tế xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính thức 126 phường xã ở Hà Nội sau sáp nhập theo Nghị quyết 19? Tên gọi phường xã ở Hà Nội sau sáp nhập như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn 09-HD/TU 2025 về sắp xếp, bố trí CBCCVC và người lao động khi sáp nhập xã tại Hà Nội?
Pháp luật
Cơ cấu cấp xã sau sáp nhập: chuyển cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã về xã không sáp nhập theo Công văn 2034?
Pháp luật
Sáp nhập xã 2025 thì sắp xếp các Trạm Y tế xã, phường như thế nào? Có duy trì các Trạm Y tế hiện có không?
Pháp luật
Nghị quyết 25/NQ-HĐND tán thành sáp nhập phường xã tại TP HCM? 273 đơn vị hành chính cấp xã của TP HCM được sắp xếp thành 102 đơn vị mới?
Pháp luật
Sáp nhập xã: Điều tra viên bố trí ở Công an cấp xã được quy định thế nào sau sáp nhập theo Hướng dẫn 11?
Pháp luật
Sơ đồ bộ máy cấp xã sau khi bỏ cấp huyện chính thức hoạt động từ ngày 15/8/2025? Sơ đồ bộ máy cấp xã sau sáp nhập?
Pháp luật
Mẫu quyết định thành lập tổ lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã? Tài liệu phục vụ lấy ý kiến cử tri về sáp nhập xã?
Pháp luật
Lộ trình sáp nhập thôn, tổ dân phố Bộ Nội Vụ sau sáp nhập xã theo hướng nào? Thôn, tổ dân phố có sáp nhập không?
Pháp luật
Sáp nhập xã: chuyển mô hình chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ, lấy người dân là trung tâm theo Kế hoạch 47?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập xã
353 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào