Sáp nhập tỉnh không cần đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết 1211 sửa đổi bởi Nghị quyết 27 trong trường hợp nào?

Sáp nhập tỉnh - đơn vị hành chính nông thôn, không cần đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết 1211 sửa đổi bởi Nghị quyết 27 trong trường hợp nào? 03 Tiêu chuẩn của tỉnh theo Nghị quyết 1211 sửa đổi bởi Nghị quyết 27 thế nào?

Sáp nhập tỉnh không cần đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết 1211 sửa đổi bởi Nghị quyết 27 trong trường hợp nào?

Việc sáp nhập tỉnh không cần đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết 1211 sửa đổi bởi Nghị quyết 27 trong trường hợp được quy định tại Điều 31 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15, cụ thể:

(1) Trường hợp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của từ 02 đơn vị hành chính trở lên thành 01 đơn vị hành chính nông thôn (tỉnh) cùng cấp, của từ 02 phường trở lên thành 01 phường hoặc của từ 02 quận trở lên thành 01 quận thì không áp dụng các tiêu chuẩn quy định tại Chương I của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 sửa đổi bởi Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15;

(2) Trường hợp điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính hoặc nhập có kết hợp với điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mà làm giảm số lượng đơn vị hành chính cùng cấp thì quy mô dân số, diện tích tự nhiên và tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện (đối với thành phố trực thuộc trung ương), tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã (đối với thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã) của các đơn vị hành chính sau khi thành lập, nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có thể thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại Chương I của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 sửa đổi bởi Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 nhưng tối thiểu phải đạt 70% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng; không áp dụng tiêu chuẩn về số đơn vị hành chính trực thuộc quy định tại khoản 3 Điều 1, khoản 3 Điều 2, điểm a khoản 3 các điều 4, 5 và 6, khoản 3 Điều 7 của Nghị quyết này; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Chương I của Nghị quyết này;

Ngoài ra, trường hợp để đáp ứng yêu cầu đặc biệt về quản lý lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội thì cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định thành lập hoặc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mà không áp dụng các tiêu chuẩn quy định tại Chương I của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 sửa đổi bởi Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15.

Xem thêm: 10 Tỉnh TP không đạt tiêu chuẩn về diện tích theo Nghị quyết 1211 được sửa đổi bởi Nghị quyết 27?

Sáp nhập tỉnh không cần đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết 1211 sửa đổi bởi Nghị quyết 27 trong trường hợp nào?

Sáp nhập tỉnh không cần đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết 1211 sửa đổi bởi Nghị quyết 27 trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

03 Tiêu chuẩn của tỉnh theo Nghị quyết 1211 sửa đổi bởi Nghị quyết 27?

03 Tiêu chuẩn của tỉnh được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15, cụ thể:

(1) Quy mô dân số:

- Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;

- Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.

(2) Diện tích tự nhiên:

- Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km2 trở lên;

- Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km2 trở lên.

(3) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã.

Lưu ý: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính nông thôn có yếu tố đặc thù - Điều 3a Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15

(1) Đơn vị hành chính nông thôn có 30% dân số là người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; cứ thêm 10% dân số là người dân tộc thiểu số thì được giảm thêm 5% nhưng tối thiểu phải đạt 20% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục này.

(2) Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển được xác nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết này; tiêu chuẩn còn lại thực hiện theo quy định tại Mục này.

(3) Đơn vị hành chính nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn diện tích tự nhiên bằng 70% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục này.

(4) Đối với đơn vị hành chính nông thôn có nhiều yếu tố đặc thù thì mỗi tiêu chuẩn chỉ được áp dụng mức giảm tương ứng với một yếu tố đặc thù quy định tại các (1), (2) và (3).

Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng đề án sáp nhập tỉnh?

Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng đề án sáp nhập tỉnh quy định tại Điều 130 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:

Xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Bộ Nội vụ tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc báo cáo Chính phủ.
3. Kinh phí xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, Bộ Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề án sáp nhập tỉnh trình Quốc hội.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đề án sáp nhập tỉnh ở Việt Nam của Chính phủ phải được cơ quan nào thẩm tra báo cáo Quốc hội?
Pháp luật
Đề án sáp nhập tỉnh có nội dung gì theo Nghị quyết 1211? Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng đề án sáp nhập tỉnh?
Pháp luật
Dự thảo nghị quyết sáp nhập tỉnh thuộc hồ sơ thẩm tra Đề án sáp nhập tỉnh của Chính phủ đúng không?
Pháp luật
Phương án bố trí cán bộ công chức sau khi sáp nhập tỉnh trong đề án sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 1211?
Pháp luật
38 tỉnh thành trước đây của Việt Nam trong lần sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính năm 1976?
Pháp luật
Thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 thế nào?
Pháp luật
Đề án sáp nhập tỉnh có phải lấy ý kiến người dân không? Lấy ý kiến người dân thông qua hình thức nào?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh không cần đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết 1211 sửa đổi bởi Nghị quyết 27 trong trường hợp nào?
Pháp luật
Việc sáp nhập tỉnh có lấy ý kiến của Nhân dân không? Đơn vị hành chính cấp tỉnh được phân loại như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
14 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào