Sáp nhập tỉnh bỏ huyện: cán bộ huyện chuyển về xã được xếp lương ra sao? Công tác giao, quản lý biên chế khi sáp nhập tỉnh?
Sáp nhập tỉnh bỏ huyện: cán bộ huyện luân chuyển về xã được xếp lương ra sao?
>>> Nghị định 33 về cán bộ công chức cấp xã
Căn cứ khoản 3 Điều 38 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
2. Trường hợp trong quá trình công tác mà cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm, đã được cấp bằng tốt nghiệp và chưa được xếp lương theo trình độ đào tạo mới trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị từ cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển, biệt phái về làm cán bộ, công chức cấp xã thì tiếp tục được thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
...
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp sáp nhập tỉnh bỏ huyện mà cán bộ, công chức ở huyện được điều động, luân chuyển, biệt phái về làm cán bộ, công chức cấp xã thì tiếp tục được thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Sáp nhập tỉnh bỏ huyện: cán bộ huyện luân chuyển về xã được xếp lương ra sao? (Hình từ Internet)
Sáp nhập tỉnh cần quan tâm bố trí sử dụng đối với cán bộ nào theo Công văn 7968?
Công văn 7968/BNV-CCVC năm 2024 định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ công chức viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính do Bộ Nội vụ ban hành có hiệu lực từ ngày 08/12/2024.
Theo đó, một trong những nguyên tắc khi sắp xếp cán bộ công chức viên chức được nêu tại Phần II Công văn 7968/BNV-CCVC năm 2024 như sau:
II. NGUYÊN TẮC
...
2. Việc sắp xếp, bố trí cán bộ phải được thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học, chặt chẽ; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của đội ngũ CBCCVC và yêu cầu nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương; trong đó quan tâm bố trí sử dụng đối với cán bộ có năng lực nổi trội, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
3. Gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCCVC trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mới để thực hiện việc bố trí, sắp xếp nhân sự, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ.
4. Việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí CBCCVC lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào năng lực, sở trường, uy tín, kinh nghiệm công tác, kết quả sản phẩm công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mới, nhất là đối với người đứng đầu. Đồng thời, phải bảo đảm tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, của pháp luật, gắn với cơ cấu và quy hoạch cấp ủy để chuẩn bị tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
...
Như vậy, theo nguyên tắc thì việc sáp nhập tỉnh cần quan tâm bố trí sử dụng đối với cán bộ có năng lực nổi trội, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Lưu ý: Việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí CBCCVC lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào năng lực, sở trường, uy tín, kinh nghiệm công tác, kết quả sản phẩm công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mới, nhất là đối với người đứng đầu.
Đồng thời, phải bảo đảm tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, của pháp luật, gắn với cơ cấu và quy hoạch cấp ủy để chuẩn bị tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Công tác giao, quản lý biên chế khi sáp nhập tỉnh thành theo Kết luận 126 như thế nào?
Ngày 14/02/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 126-KL/TW năm 2025 về Nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.
Theo đó, về công tác giao, quản lý biên chế của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế chỉ đạo tổng rà soát nhu cầu sử dụng biên chế thực tế sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với đánh giá năng lực cán bộ, chức năng, nhiệm vụ mới và rà soát, hoàn thiện vị trí việc làm;
Đồng thời, báo cáo Bộ Chính trị phương án giao, quản lý, phân bổ, sắp xếp biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2026 - 2031 vào cuối quý II/2025.
(Mục 2 Kết luận 126-KL/TW năm 2025)
>>> Công văn 618: Vẫn sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện theo Kết luận 127










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Đáp án đề thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM? Chi tiết đáp án đề thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM mới nhất?
- Mức tiền thưởng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 âm lịch dành cho viên chức, người lao động tại các doanh nghiệp là bao nhiêu?
- Công văn 759 Hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025 2026 trên địa bàn Hà Nội?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh phòng chống bom mìn đẹp nhất, đơn giản? Vẽ tranh tác hại của bom mìn? Vẽ tranh bom mìn?
- Từ trái nghĩa là gì? Ví dụ từ trái nghĩa? Các loại từ trái nghĩa? Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục?