Sản xuất đèn trời có phải là hành vi bị nghiêm cấm không? Tổ chức, cá nhân sản xuất đèn trời có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Sản xuất đèn trời có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 95/2009/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều 1
Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” trong phạm vi cả nước.
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất đèn trời trong phạm vi cả nước.
Sản xuất đèn trời có phải là hành vi bị nghiêm cấm không? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân sản xuất đèn trời bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất đèn trời được quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, người thực hiện hành vi sản xuất đèn trời có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000.
Đồng thời, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Những cơ quan, đơn vị nào có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất đèn trời?
Việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất đèn trời được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 95/2009/QĐ-TTg như sau:
Trách nhiệm của các bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định này; nghiên cứu đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời”.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về Quyết định này để nhân dân hiểu và thực hiện nghiêm túc.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan có liên quan tuyên truyền, giáo dục thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên nhận thức những nguy hại của việc đốt, thả “đèn trời”, tích cực tham gia vận động toàn xã hội thực hiện Quyết định này.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan nghiên cứu đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất đèn trời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?