Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là gì? Tài liệu giáo dục về sử dụng sản phẩm này phải bảo đảm các yêu cầu nào?
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là gì?
- Tài liệu giáo dục về sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải bảo đảm các yêu cầu nào?
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra thị trường có cần phải công bố hợp quy không?
- Cơ sở sản xuất sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ có trách nhiệm như thế nào đối với sản phẩm?
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là gì?
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 100/2014/NĐ-CP như sau:
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi được sản xuất theo phương thức công nghiệp, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển hay tình trạng sinh lý đặc biệt của trẻ nhỏ.
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ là gì? Tài liệu giáo dục về sử dụng sản phẩm này phải bảo đảm các yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Tài liệu giáo dục về sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Tài liệu giáo dục về sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2014/NĐ-CP như sau:
- Hướng dẫn cách lựa chọn, sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ;
- Hướng dẫn cách rửa sạch và tiệt khuẩn dụng cụ dùng cho trẻ nhỏ ăn;
- Hướng dẫn cách cho trẻ nhỏ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh;
- Những cảnh báo có hại có thể xảy ra đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nếu cho trẻ ngậm vú nhân tạo, bú bằng bình hoặc ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
- Cung cấp thông tin về khả năng nhiễm khuẩn khi trẻ bú bình và khi sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ không được pha chế và cho ăn đúng cách;
- Cảnh báo việc tốn kém khi nuôi trẻ nhỏ bằng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra thị trường có cần phải công bố hợp quy không?
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra thị trường có cần phải công bố hợp quy không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2014/NĐ-CP như sau:
Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm
1. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ.
Theo quy định trên thì sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra thị trường thì phải công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Cơ sở sản xuất sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ có trách nhiệm như thế nào đối với sản phẩm?
Cơ sở sản xuất sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ có trách nhiệm như thế nào đối với sản phẩm, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 100/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm:
a) Bán sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo đúng quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn đã công bố;
b) Cung cấp thông tin chính xác, khoa học và cách thức sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phù hợp với Điều 4, Điều 5 Nghị định này cho thầy thuốc, nhân viên y tế và người tiêu dùng.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh không được:
a) Tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không theo đúng quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn đã công bố; sản phẩm đã hết hạn sử dụng; không có nhãn hoặc bao bì đóng gói;
b) Cử nhân viên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bà mẹ, phụ nữ mang thai hoặc thành viên trong gia đình họ tại cơ sở y tế hoặc bên ngoài cơ sở y tế với mục đích quảng cáo, tuyên truyền, khuyến khích sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
c) Tổ chức trưng bày sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi tại cơ sở y tế; trưng bày tên, logo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trên các biểu ngữ, áp phích và tài liệu quảng cáo khác trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ và cơ sở y tế;
d) Áp dụng các biện pháp khuyến mại đối với sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như tặng hàng mẫu, tặng phiếu giảm giá, giải thưởng, quà tặng, tính điểm cộng thưởng, giảm giá hoặc bất kỳ hình thức nào khác;
đ) Sử dụng hình thức tài trợ học bổng, tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ kinh phí cho đào tạo, hội nghị, hội thảo, khóa học, buổi hòa nhạc, tổ chức cuộc thi, diễn kịch, xây dựng phim, video clip, dịch vụ tư vấn qua điện thoại hoặc các hình thức khác nhằm tuyên truyền, giới thiệu, thúc đẩy việc kinh doanh hoặc sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
e) Thực hiện hoặc hỗ trợ việc thông tin, giáo dục, truyền thông liên quan đến nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm tuyên truyền, giới thiệu, thúc đẩy việc kinh doanh hoặc sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
Theo đó, đối với sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ thì cơ sở sản xuất sản phẩm có trách nhiệm sau:
- Bán sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo đúng quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn đã công bố;
- Cung cấp thông tin chính xác, khoa học và cách thức sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phù hợp với Điều 4, Điều 5 Nghị định này cho thầy thuốc, nhân viên y tế và người tiêu dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?