Sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ liên kết đầu tư có các đặc điểm gì? Quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư?
Sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ liên kết đầu tư có các đặc điểm gì?
Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ liên kết đầu tư theo khoản 2 Điều 101 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ liên kết đầu tư có các đặc điểm sau:
- Quyền lợi hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư được tách bạch giữa quyền lợi bảo hiểm rủi ro và quyền lợi đầu tư.
Bên mua bảo hiểm không được lựa chọn chỉ tham gia quyền lợi đầu tư mà không tham gia quyền lợi bảo hiểm rủi ro;
- Cơ cấu phí bảo hiểm được tách bạch giữa phí đem đi đầu tư và phí ban đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Nghị định 46/2023/NĐ-CP cụ thể:
Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm
1. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm bao gồm:
a) Phí ban đầu: được dùng để bù đắp chi phí liên quan tới việc khai thác hợp đồng bảo hiểm, chi phí vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Phí ban đầu được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm (%) phí bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Phần phí bảo hiểm sau khi khấu trừ phần phí ban đầu là phần phí đem đi đầu tư và được phân bổ vào quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí) trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được phí bảo hiểm;
...
- Bên mua bảo hiểm được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư từ phần phí đem đi đầu tư sau khi khấu trừ các khoản phí quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 99 Nghị định 46/2023/NĐ-CP cụ thể:
Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm
1. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm bao gồm:
...
b) Phí quản lý hợp đồng: được dùng bù đắp chi phí liên quan đến việc duy trì hợp đồng bảo hiểm và cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Phí quản lý hợp đồng được khấu trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;
c) Phí rủi ro: được dùng để chi trả quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm. Phí rủi ro được khấu trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;
d) Phí quản lý quỹ: được dùng để chi trả cho các hoạt động đầu tư, hoạt động định giá tài sản, hoạt động giám sát và quản lý quỹ. Phí quản lý quỹ được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị tài sản ròng của quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí). Phí quản lý quỹ được khấu trừ trước khi xác định kết quả đầu tư của quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí);
...
- Bên mua bảo hiểm được linh hoạt trong việc xác định phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư (Hình từ Internet)
Quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư?
Tại Điều 102 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định cụ thể:
(1) Quyền lợi hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư bao gồm:
- Quyền lợi bảo hiểm rủi ro quy định tại (2);
- Quyền lợi đầu tư quy định tại (3);
- Quyền lợi thưởng khác (nếu có) nhằm tăng giá trị tài khoản trong hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư.
(2) Quyền lợi bảo hiểm rủi ro:
- Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm quyền lợi tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn;
- Quyền lợi bảo hiểm rủi ro phải đáp ứng mức tối thiểu theo các quy định sau:
Đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí cơ bản một lần: 50.000.000 đồng Việt Nam hoặc 125% của số phí bảo hiểm cơ bản đóng một lần, tùy thuộc vào số nào lớn hơn;
Đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí cơ bản định kỳ: 50.000.000 đồng Việt Nam hoặc 05 lần của số phí bảo hiểm cơ bản quy năm, tùy thuộc vào số nào lớn hơn;
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp quyền lợi tử vong với số tiền bảo hiểm thấp hơn mức tối thiểu quy định như trên đối với người được bảo hiểm từ 60 tuổi trở lên, nhưng không thấp hơn 50.000.000 đồng Việt Nam.
(3) Quyền lợi đầu tư: là toàn bộ kết quả đầu tư từ phần phí đem đi đầu tư của bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi phí quản lý quỹ theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
(4) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm được tiếp tục cung cấp các quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư theo quy định tại quy tắc, điều khoản sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
Thời hạn tối thiểu của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đóng phí cơ bản định kỳ là bao nhiêu năm?
Tại khoản 3 Điều 101 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Thời hạn tối thiểu của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đóng phí cơ bản định kỳ là 10 năm và thời hạn tối thiểu của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đóng phí cơ bản một lần là 5 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?