Rút tiền mặt tại kho bạc nhà nước ở mức bao nhiêu thì cơ quan đơn vị phải thực hiện đăng ký rút tiền mặt với kho bạc?
- Có thể giao dịch tại ngân hàng nhà nước bằng tiền mặt không hay phải thực hiện chuyển khoản?
- Rút tiền mặt tại kho bạc nhà nước ở mức bao nhiêu thì cơ quan đơn vị phải thực hiện đăng ký rút tiền mặt với kho bạc?
- Có thể đăng ký rút tiền mặt tại kho bạc nhà nước bằng những phương thức nào theo quy định pháp luật?
Có thể giao dịch tại ngân hàng nhà nước bằng tiền mặt không hay phải thực hiện chuyển khoản?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 13/2017/TT-BTC quy định về nội dung chi bằng tiền mặt như sau:
Nội dung chi bằng tiền mặt
...
6. Các khoản chi của đơn vị giao dịch có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi; các khoản chi cho các đoàn công tác, chi hỗ trợ thôn bản ở các xã và các khoản chi khác cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại ngân hàng, trừ những khoản chi cho những công việc cần phải thực hiện đấu thầu theo chế độ quy định.
Trường hợp đơn vị giao dịch có nhu cầu sử dụng hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng đối với các khoản chi nêu tại Khoản 6 Điều này hoặc đối với các khoản chi phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (trừ những khoản chi cho những công việc cần phải thực hiện đấu thầu theo chế độ quy định), thì các đơn vị giao dịch và KBNN thực hiện như sau:
a) Đơn vị giao dịch làm thủ tục ký hợp đồng với ngân hàng thương mại để được cung cấp và sử dụng thẻ tín dụng; trên mỗi thẻ tín dụng phải thể hiện rõ tên chủ thẻ (họ và tên cán bộ của đơn vị giao dịch được giao quản lý, sử dụng thẻ) và tên đơn vị giao dịch. Thủ trưởng đơn vị giao dịch phối hợp với ngân hàng thương mại nơi mở thẻ quyết định và tự chịu trách nhiệm về số lượng thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng và hạn mức giao dịch của từng thẻ phù hợp với nhu cầu chi tiêu và yêu cầu quản lý của đơn vị.
b) Khi có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ, cán bộ của đơn vị giao dịch (chủ thẻ) sử dụng thẻ tín dụng để làm thủ tục thanh toán tại các địa điểm có thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán. Trường hợp sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ, thì phải đảm bảo trong hợp đồng đã quy định rõ hình thức thanh toán là thẻ tín dụng; đồng thời, trường hợp có thanh toán tạm ứng thì mức tạm ứng phải đảm bảo theo đúng quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
c) Hàng tháng, sau khi nhận được sao kê tài khoản thẻ tín dụng do ngân hàng thương mại gửi tới, đơn vị giao dịch có trách nhiệm tổ chức đối chiếu khớp đúng với các hóa đơn mua hàng được lưu tại đơn vị (hóa đơn được in tại các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán) với sao kê của từng tài khoản thẻ. Sau đó, chậm nhất trước thời hạn phải thanh toán theo quy định của ngân hàng thương mại là 05 ngày làm việc đối với các khoản tạm ứng hoặc 07 ngày làm việc đối với các khoản thanh toán, đơn vị giao dịch phải gửi đầy đủ hồ sơ chứng từ thanh toán đến KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi và thanh toán cho ngân hàng theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
d) Căn cứ chứng từ đề nghị thanh toán của đơn vị giao dịch, KBNN kiểm tra, kiểm soát, nếu đảm bảo đủ các điều kiện chi theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về quản lý, thanh toán các khoản chi NSNN, thì KBNN hạch toán và làm thủ tục thanh toán cho ngân hàng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà đơn vị giao dịch đã mua sắm.
Trường hợp các khoản chi không đủ điều kiện chi theo chế độ quy định và bị KBNN từ chối thanh toán, đơn vị giao dịch tự chịu trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng thương mại nơi mở thẻ tín dụng đối với các khoản mua sắm hàng hóa, dịch vụ của đơn vị.
Như vậy nội dung giao dịch không vượt quá 5 triệu hoặc khoản chi cho đoàn công tác, chi hỗ trợ thôn bản ở các xã và các khoản chi khác cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại ngân hàng không bắt buộc phải chuyển khoản.
Rút tiền mặt tại kho bạc nhà nước (Hình từ Internet)
Rút tiền mặt tại kho bạc nhà nước ở mức bao nhiêu thì cơ quan đơn vị phải thực hiện đăng ký rút tiền mặt với kho bạc?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2017/TT-BTC quy định về mức rút tiền mặt tại kho bạc nhà nước như sau:
Đăng ký rút tiền mặt
1. Các đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu rút tiền mặt trong một ngày (một hoặc nhiều lần thanh toán) vượt mức quy định dưới đây phải đăng ký với KBNN nơi mở tài khoản trước ít nhất một ngày làm việc về số lượng và thời điểm rút tiền để KBNN có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị sử dụng NSNN. Cụ thể mức rút tiền mặt phải đăng ký với KBNN:
a) Từ 200 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN cấp tỉnh.
b) Từ 100 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN cấp huyện.
...
Theo đó, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt trong một ngày (một hoặc nhiều lần thanh toán) vượt mức quy định dưới đây phải đăng ký với kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản trước ít nhất một ngày làm việc về số lượng và thời điểm rút tiền để kho bạc nhà nước có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Các cơ quan đơn vị khi rút tiền mặt vượt mức sau thì phải đăng ký với kho bạc nhà nước như sau:
- Từ 200 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện giao dịch với kho bạc nhà nước cấp tỉnh.
- Từ 100 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện giao dịch với kho bạc nhà nước cấp huyện.
Có thể đăng ký rút tiền mặt tại kho bạc nhà nước bằng những phương thức nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 13/2017/TT-BTC (sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 136/2018/TT-BTC) quy định về phương thức đăng ký rút tiền mặt tại kho bạc nhà nước như sau:
Đăng ký rút tiền mặt
...
2. Các đơn vị sử dụng NSNN đăng ký nhu cầu rút tiền mặt cho từng ngày thanh toán hoặc đăng ký cho nhiều ngày thanh toán khác nhau, song phải nêu rõ số lượng và thời điểm rút tiền mặt tại từng ngày thanh toán. Việc đăng ký rút tiền mặt với KBNN được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
a) Đăng ký qua điện thoại với cán bộ có thẩm quyền của KBNN nơi giao dịch (Trưởng phòng Kế toán hoặc người được ủy quyền đối với KBNN cấp tỉnh; Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền đối với KBNN cấp huyện).
b) Đăng ký qua Trang thông tin dịch vụ công điện tử của KBNN (trường hợp KBNN đã triển khai tiện ích đăng ký rút tiền mặt qua dịch vụ công).
c) Đăng ký bằng văn bản với KBNN (theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
...
Từ quy định trên thì các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đăng ký nhu cầu rút tiền mặt cho từng ngày thanh toán hoặc đăng ký cho nhiều ngày thanh toán khác nhau, song phải nêu rõ số lượng và thời điểm rút tiền mặt tại từng ngày thanh toán.
Việc đăng ký rút tiền mặt với kho bạc nhà nước được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
- Đăng ký qua điện thoại với cán bộ có thẩm quyền của kho bạc nhà nước nơi giao dịch (Trưởng phòng Kế toán hoặc người được ủy quyền đối với kho bạc nhà nước cấp tỉnh; Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền đối với kho bạc nhà nước cấp huyện).
- Đăng ký qua Trang thông tin dịch vụ công điện tử của kho bạc nhà nước (trường hợp kho bạc nhà nước đã triển khai tiện ích đăng ký rút tiền mặt qua dịch vụ công).
- Đăng ký bằng văn bản với kho bạc nhà nước
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?