Rừng tín ngưỡng được hiểu như thế nào? Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng có những quyền và nghĩa vụ gì?
Rừng tín ngưỡng được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Rừng tín ngưỡng là rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.
Như vậy, rừng tín ngưỡng là rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.
Nhà nước giao rừng tín ngưỡng (Hình từ Internet)
Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng có những quyền gì?
Tại khoản 1 Điều 86 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
1. Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao cho cộng đồng dân cư;
c) Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;
d) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là rừng tín ngưỡng theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng do chủ rừng đầu tư.
...
Theo đó, cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng có quyền sau đây:
- Các quyền quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể:
Quyền chung của chủ rừng
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
3. Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
4. Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
5. Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
6. Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
7. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
8. Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
9. Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
- Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao cho cộng đồng dân cư;
- Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;
- Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là rừng tín ngưỡng theo quy định tại Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017 được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng do chủ rừng đầu tư. Cụ thể Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
...
2. Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan, được quy định như sau:
...
c) Đối với rừng tín ngưỡng, được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, thực vật rừng, nấm, lâm sản ngoài gỗ; khai thác gỗ phục vụ mục đích chung của cộng đồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...
Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng có nghĩa vụ gì?
Tại khoản 2 Điều 86 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
...
2. Cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Hoàn thiện, thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;
d) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư;
đ) Không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.
Theo đó, cộng đồng dân cư được giao rừng tín ngưỡng có nghĩa vụ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?