Rửa tiền là gì? Người phạm tội rửa tiền hơn 500 triệu đồng phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Rửa tiền là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 quy định như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:
a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
..."
Đe dọa người phát hiện hành vi rửa tiền có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Theo khoản 7 Điều 7 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“Điều 7. Các hành vi bị cấm
1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền.
2. Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
3. Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.”
Như vậy, cấp trên của em bạn đe dọa vì em bạn phát hiện ra hành vi rửa tiền của mình là vi phạm các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.
Rửa tiền
Người phạm tội rửa tiền hơn 500 triệu đồng phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Theo Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 122 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về xử phạt đối với tội rửa tiền như sau:
“Điều 324. Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
Như vậy, người phạm tội rửa tiền mà số tiền, tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm theo quy định của pháp luật trong trường hợp này.
Văn phòng công chứng cần xây dựng những nội dung gì trong nội quy để phòng, chống rửa tiền?
Đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao cần áp dụng những biện pháp tăng cường nào?
Người mua lại vé số trúng thưởng từ người khác với giá trị lớn hơn giá trị trúng thưởng có phải là dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến rửa tiền hay không?
Đối tượng báo cáo áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng được quy định như thế nào?
Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo? Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm những nội dung nào?
Công ty môi giới bất động sản có phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng nghi ngờ thực hiện hành vi rửa tiền không?
Tiêu chí hậu quả của rửa tiền gồm những tiêu chí gì? Hậu quả của rửa tiền được xếp theo thang điểm nào?
Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền gồm có những nội dung nào, được quy định trong văn bản nào?
Hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Trách nhiệm của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống rửa tiền là gì?
Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác hợp tác quốc tế phòng, chống rửa tiền được quy định như thế nào?
Thông tin về phòng, chống rửa tiền, việc thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rửa tiền
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?