Reciprocal Tariff là gì? Điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung của Việt Nam theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu?
Reciprocal Tariff là gì? 03 Thuế nhập khẩu bổ sung của Việt Nam?
Reciprocal Tariff là gì?
Reciprocal Tariff (Tiếng Việt: Thuế đối ứng)
Thuế nhập khẩu (tariff) là loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia khác.
Thuế đối ứng (Reciprocal Tariff) có thể hiểu là một loại thuế nhập khẩu bổ sung do một quốc gia áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia khác nhằm đạt được sự cân bằng trong cán cân thương mại (thuế quan có đi có lại).
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
03 Thuế nhập khẩu bổ sung của Việt Nam?
Theo quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì Việt Nam có các loại thuế nhập khẩu bổ sung - Thuế đối ứng sau đây:
- Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Reciprocal Tariff là gì? Điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung của Việt Nam theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung của Việt Nam theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu?
Điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung của Việt Nam được quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, cụ thể như sau:
(1) Thuế chống bán phá giá: Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.
(2) Thuế chống trợ cấp: Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:
- Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.
(3) Thuế tự vệ: Điều kiện áp dụng thuế tự vệ:
- Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
- Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời.
Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Quy định về việc áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung của Việt Nam theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu?
Quy định về việc áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung của Việt Nam - Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, cụ thể như sau:
(1) Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
(2) Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
(3) Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
(4) Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
(5) Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cung cấp nước sinh hoạt có phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hay không?
- Công văn 1136/CHQ-GSQL về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%?
- Gợi ý địa điểm đi chơi dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025? Đi đâu ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 Âm lịch?
- Đền Hùng cao bao nhiêu mét? Khu di tích Đền Hùng nằm ở đâu? Hình ảnh Đền Hùng - Phú Thọ mới nhất?
- Hướng dẫn Prompt tạo ảnh hộp đồ chơi chi tiết? Action figure trend tạo ảnh hộp đồ chơi? Đu action figure trend chuẩn Bộ quy tắc ứng xử?