Răng khôn mọc lệch là gì? Nguyên tắc điều trị răng khôn mọc lệch đã có biến chứng chuẩn Bộ Y tế?
Răng khôn mọc lệch là gì?
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 1 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về răng khôn mọc lệch như sau:
RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
I. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng mọc bất thường về trục, hướng và vị trí của răng khôn, làm cho răng không có chức năng ăn nhai và có thể gây biến chứng.
….
Như vậy, răng khôn mọc lệch là tình trạng mọc bất thường về trục, hướng và vị trí của răng khôn, làm cho răng không có chức năng ăn nhai và có thể gây biến chứng.
Lưu ý: Nguyên nhân gây ra răng khôn mọc lệch được nêu tại tiểu mục II Mục 1 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 như sau:
- Thiếu khoảng trên xương hàm do sự bất tương xứng về kích thước giữa răng và xương hàm.
- Có yếu tố cản trở răng mọc ở vị trí đúng: lợi xơ, u xương hàm….
Răng khôn mọc lệch là gì? Nguyên tắc điều trị răng khôn mọc lệch đã có biến chứng chuẩn Bộ Y tế? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc điều trị răng khôn mọc lệch đã có biến chứng? Răng khôn mọc lệch đã có biến chứng được điều trị như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2 tiểu mục IV Mục 1 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về răng khôn mọc lệch như sau:
RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
...
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
- Khi đã xác định được răng khôn hàm dưới mọc lệch thì nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để không làm mất xương phía xa răng hàm lớn thứ hai.
- Lấy được răng khôn ra khỏi huyệt ổ răng mà không làm tổn thương răng kế cận. Trường hợp cần thiết, phải cắt thân răng hoặc phối hợp với chia tách chân răng.
- Trong một số trường hợp phải tạo vạt niêm mạc và mở xương để lấy răng.
2. Điều trị cụ thể
a. Răng khôn lệch không có biến chứng
- Vô cảm.
- Tạo vạt nếu cần.
- Mở xương bộc lộ răng nếu cần.
- Cắt thân răng, và chia cắt chân răng nếu cần.
- Lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp.
- Kiểm soát huyệt ổ răng.
- Khâu phục hồi niêm mạc hoặc cắn gạc cầm máu.
- Hướng dẫn bệnh nhân dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau nếu cần.
b. Răng khôn lệch đã có biến chứng
- Điều trị biến chứng viêm quanh thân răng cấp hoặc nhiễm trùng khác:
+ Kháng sinh toàn thân.
+ Bơm rửa túi quanh răng và chăm sóc tại chỗ khác….
- Sau khi hết giai đoạn nhiễm trùng cấp tính thì điều trị nhổ răng khôn lệch theo các bước đã trình bày ở mục 4.2.1.
Như vậy, nguyên tắc điều trị răng khôn mọc lệch đã có biến chứng như sau:
- Khi đã xác định được răng khôn hàm dưới mọc lệch thì nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để không làm mất xương phía xa răng hàm lớn thứ hai.
- Lấy được răng khôn ra khỏi huyệt ổ răng mà không làm tổn thương răng kế cận. Trường hợp cần thiết, phải cắt thân răng hoặc phối hợp với chia tách chân răng.
- Trong một số trường hợp phải tạo vạt niêm mạc và mở xương để lấy răng.
Theo đó, răng khôn lệch đã có biến chứng được điều trị như sau:
(1) Điều trị biến chứng viêm quanh thân răng cấp hoặc nhiễm trùng khác:
- Kháng sinh toàn thân.
- Bơm rửa túi quanh răng và chăm sóc tại chỗ khác….
(2) Sau khi hết giai đoạn nhiễm trùng cấp tính thì điều trị nhổ răng khôn lệch theo các bước sau:
- Vô cảm.
- Tạo vạt nếu cần.
- Mở xương bộc lộ răng nếu cần.
- Cắt thân răng, và chia cắt chân răng nếu cần.
- Lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp.
- Kiểm soát huyệt ổ răng.
- Khâu phục hồi niêm mạc hoặc cắn gạc cầm máu.
- Hướng dẫn bệnh nhân dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau nếu cần.
Biến chứng của răng khôn mọc lệch là gì?
Căn cứ vào tiểu mục V Mục 1 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 có nêu như sau:
RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
...
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
- Trường hợp chưa có biến chứng: nếu nhổ sớm thì có thể bảo vệ tốt được răng hàm lớn thứ hai tránh khỏi mất xương ở phía xa chân răng, sâu cổ răng….
- Trường hợp đã có biến chứng: nếu điều trị đúng quy trình thì có thể tránh được các biến chứng.
2. Biến chứng
- Viêm quanh thân răng cấp.
- Tổn thương răng hàm lớn thứ hai.
- Áp xe vùng má, áp xe vùng cơ cắn, áp xe vùng dưới hàm, áp xe quanh hàm ngoài….
- Viêm tấy tỏa lan vùng hàm mặt.
- Nhiễm trùng huyết.
VI. PHÒNG BỆNH
- Khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Theo đó, biến chứng của răng khôn mọc lệch bao gồm:
- Viêm quanh thân răng cấp.
- Tổn thương răng hàm lớn thứ hai.
- Áp xe vùng má, áp xe vùng cơ cắn, áp xe vùng dưới hàm, áp xe quanh hàm ngoài….
- Viêm tấy tỏa lan vùng hàm mặt.
- Nhiễm trùng huyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công thức điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng theo phương pháp bù trừ trực tiếp mới nhất hiện nay?
- Có Bắn pháo hoa Tết dương lịch không? Thẩm quyền quyết định việc Bắn pháo hoa Tết dương lịch thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình mới nhất? Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng được quy định thế nào?
- Chi sinh hoạt phí đào tạo ngắn hạn cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin? Đối tượng của Kinh tế chính trị Mác Lê nin là gì?