Rải đinh trên đường quốc lộ là hành vi bị nghiêm cấm đúng không? Rải đinh trên đường quốc lộ bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Rải đinh trên đường quốc lộ là hành vi bị nghiêm cấm đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
...
Theo quy định, hành vi đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường là hành vi bị nghiêm cấm.
Như vậy, đinh được xem là vật nhọn, do đó hành vi rải đinh trên đường quốc lộ là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Rải đinh trên đường quốc lộ là hành vi bị nghiêm cấm đúng không? Rải đinh trên đường quốc lộ bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người có hành vi rải đinh trên đường quốc lộ bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 10 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm s khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
b) Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;
c) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
11. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải phá dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhân có hành vi rải đinh trên đường quốc lộ có thể bị phạt hành chính từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
Đồng thời, phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là thu dọn đinh và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Ngoài ra, người có hành vi rải đinh trên đường quốc lộ nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Hành vi rải đinh trên đường quốc lộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh theo pháp luật đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:
Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ
1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Theo đó, mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Như vậy, hành vi rải đinh trên đường quốc lộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?