Quyết định tuyên bố công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản có các nội dung gì? Thông báo quyết định tuyên bố phá sản phải được gửi đến đâu?
- Quyết định tuyên bố công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản có các nội dung gì?
- Thông báo quyết định tuyên bố công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản phải được gửi đến đâu?
- Tòa án nhân dân phải tuyên bố công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản theo thủ tục rút gọn trong trường hợp nào?
Quyết định tuyên bố công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản có các nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 108 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
1. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;
d) Căn cứ của việc tuyên bố phá sản;
đ) Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; đình chỉ giao dịch liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; giải quyết hậu quả của giao dịch bị đình chỉ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu; chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động;
e) Chấm dứt quyền hạn của đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã;
g) Thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã;
h) Phương án phân chia giá trị tài sản trước và sau khi tuyên bố phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự phân chia tài sản quy định tại Điều 54 của Luật này;
i) Chuyển yêu cầu giải quyết tranh chấp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
k) Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 130 của Luật này;
l) Giải quyết vấn đề khác theo quy định pháp luật.
2. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
Quyết định tuyên bố công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
- Tên, địa chỉ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản;
- Căn cứ của việc tuyên bố phá sản;
- Chấm dứt hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên:
+ Đình chỉ giao dịch liên quan đến công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên;
+ Chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên;
+ Giải quyết hậu quả của giao dịch bị đình chỉ;
+ Tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu;
+ Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động;
- Chấm dứt quyền hạn của đại diện công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên;
- Thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại củacông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên;
- Phương án phân chia giá trị tài sản trước và sau khi tuyên bố phá sản của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên theo thứ tự phân chia tài sản quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014;
- Chuyển yêu cầu giải quyết tranh chấp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên bị tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 130 Luật Phá sản 2014;
- Giải quyết vấn đề khác theo quy định pháp luật.
Tải về mẫu quyết định tuyên bố phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Tuyên bố phá sản
Thông báo quyết định tuyên bố công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản phải được gửi đến đâu?
Căn cứ vào Điều 109 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này; đồng thời gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị theo quy định tại Điều 113 của Luật này thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản, Tòa án nhân dân phải thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản 2014.
- Đồng thời gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh;
- Trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị theo quy định tại Điều 113 Luật Phá sản 2014 thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định.
Tòa án nhân dân phải tuyên bố công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phá sản theo thủ tục rút gọn trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 105 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn
1. Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
b) Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.
2. Trường hợp Tòa án nhân dân xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án nhân dân thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này, Tòa án nhân dân xem xét, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết.
4. Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì người nộp đơn không được hoàn lại lệ phí phá sản, tiền tạm ứng chi phí phá sản đã nộp.
Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật này mà công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.
Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?