Quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” thuộc thẩm quyền của ai? Mô tả mẫu huy hiệu của danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc?
Quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” thuộc thẩm quyền của ai?
Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Chính phủ quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
Lưu ý:
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được quy định tại Điều 21 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;
- Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong toàn quốc hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
- Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
Quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” thuộc thẩm quyền của ai? (Hình từ Internet)
Mô tả chi tiết Mẫu huy hiệu của danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì huy hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” có kết cấu chia làm 02 phần: Cuống huy hiệu và thân huy hiệu.
Mẫu huy hiệu chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh do bộ, ban, ngành, tỉnh quy định cho phù hợp, mang nội dung ý nghĩa của từng lĩnh vực, ngành nghề, địa phương; kích thước nhỏ hơn kích thước của huy hiệu danh hiệu vinh dự nhà nước.
Huy hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được minh họa tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP:
Hình 1. Huy hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 13 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.
(2) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
(3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 13 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 và có trách nhiệm sau đây:
Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;
Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua;
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.
(4) Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 13 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua.
Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
(5) Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây:
Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;
Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; trình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng;
Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?