Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực trong trường hợp nào?
- Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực trong trường hợp nào?
- Hồ sơ yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng gồm những gì?
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng là gì?
Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
...
2. Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng:
a) Được sửa đổi khi điều kiện dẫn đến việc ra quyết định chuyển giao bắt buộc đã thay đổi;
b) Bị đình chỉ khi điều kiện dẫn đến việc ra quyết định chuyển giao bắt buộc không còn tồn tại;
c) Bị hủy bỏ khi có căn cứ chứng minh quyết định chuyển giao bắt buộc là trái quy định pháp luật.
...
Theo đó, quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực khi có căn cứ chứng minh quyết định chuyển giao bắt buộc là trái quy định pháp luật.
Hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng gồm những gì?
Theo khoản 3 Điều 32 Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định hồ sơ yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng như sau:
Sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
...
3. Hồ sơ yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng gồm các tài liệu sau đây:
a) Văn bản yêu cầu sửa đổi về giá chuyển giao, lượng giống, phạm vi và thời gian chuyển giao; đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ;
b) Tài liệu chứng minh việc sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ hiệu lực quyết định chuyển giao bắt buộc là có căn cứ theo khoản 2 Điều này và không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc;
c) Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện;
d) Chứng từ nộp lệ phí.
...
Chiếu theo quy định này, hồ sơ yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Văn bản yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ.
- Tài liệu chứng minh việc hủy bỏ hiệu lực quyết định chuyển giao bắt buộc là có căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 88/2010/NĐ-CP và không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện;
- Chứng từ nộp lệ phí.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 32 Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
...
4. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ:
a) Tiếp nhận hồ sơ nêu tại khoản 3 Điều này;
b) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, tổ chức thẩm định và ban hành quyết định sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng;
c) Trường hợp yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng theo quy định tại Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ thì ra thông báo từ chối, có nêu rõ lý do từ chối.
d) Thông báo quyết định cho bên chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao để thi hành.
Theo quy định này, cơ quan nhà nước khi nhận yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng có trách nhiệm:
- Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng.
- Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, tổ chức thẩm định và ban hành quyết định hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng;
- Trường hợp yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng theo quy định tại Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì ra thông báo từ chối, có nêu rõ lý do từ chối.
- Thông báo quyết định cho bên chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao để thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?