Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đúng không?
Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đúng không?
Căn cứ theo Điều 16 Hiến Pháp 2013 có quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân như sau:
Điều 16.
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo đó, tại Hiến pháp 2013 có quy định mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật.
Do đó, quyền và nghĩa vụ của công dân sẽ không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Hiến Pháp 2013
Điều 26.
1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Hiến Pháp 2013
Điều 35.
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Theo đó, Hiến Pháp 2013 còn có quy định nghiêm cấm phân biệt đối xử như sau:
- Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
- Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đúng không? (Hình từ Internet)
Khi nào quyền và nghĩa vụ của công dân bị hạn chế?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Hiến Pháp 2013 có quy định như sau:
Điều 14.
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Như vậy, Hiến Pháp 2013 có quy định đối với quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định như sau:
Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
đ) Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định bao gồm:
(1) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
(2) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
(3) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
(4) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
(5) Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;
(6) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;
(7) Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiệp chúc mừng ngày Quốc tế Điều dưỡng 12 5 ý nghĩa? Thiệp chúc mừng độc đáo? Kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng qua các năm?
- Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp ra sao theo Nghị quyết 68?
- Nghịch ngữ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ? Cho ví dụ về biện pháp tu từ nghịch ngữ?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 7 5 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 7 5 2025?
- Bác sĩ vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị đình chỉ hành nghề không? Thủ tục đình chỉ hành nghề bác sĩ?