Quyền tài sản là gì? Quyền tài sản có phải là một loại tài sản? Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm nào?
Quyền tài sản là gì? Quyền tài sản có phải là một loại tài sản?
Quyền tài sản được quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Như vậy, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Đồng thời, tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy, quyền tài sản được xác định là một loại tài sản.
Quyền tài sản là gì? Quyền tài sản có phải là một loại tài sản? Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm nào? (hình từ internet)
Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm nào?
Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản được quy định tại Điều 450 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Mua bán quyền tài sản
1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Như vậy, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Lưu ý: Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
Tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin tài sản bảo đảm được mô tả như thế nào?
Mô tả tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 9 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
Mô tả tài sản bảo đảm
1. Việc mô tả tài sản bảo đảm do bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận, phù hợp với quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, các Điều 12, 13, 18 và 19 Nghị định này.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải thể hiện được tên, căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản.
Như vậy, trường hợp tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải thể hiện được tên, căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản.
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản nào?
Căn cứ theo Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:
Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng, tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Như vậy, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Chương X Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?