Quyền dân sự bị hạn chế trong trường hợp nào? Việc giới hạn việc thực hiện quyền dân sự được quy định như thế nào?

Quyền dân sự bị hạn chế trong trường hợp nào? Việc giới hạn việc thực hiện quyền dân sự được quy định như thế nào? Có bao nhiêu phương thức bảo vệ quyền dân sự? Thời hiệu hưởng quyền dân sự là gì? Thời hiệu hưởng quyền dân sự có thể bị gián đoạn không?

Quyền dân sự bị hạn chế trong trường hợp nào? Việc giới hạn việc thực hiện quyền dân sự được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự như sau:

Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Như vậy, quyền dân sự chỉ bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Đồng thời, tại Điều 10 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc giới hạn việc thực hiện quyền dân sự như sau:

Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự
1. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
2. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.

Như vậy, pháp luật quy định cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.

Trường hợp lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.

Quyền dân sự bị hạn chế trong trường hợp nào? Việc giới hạn việc thực hiện quyền dân sự được quy định như thế nào?

Quyền dân sự bị hạn chế trong trường hợp nào? Việc giới hạn việc thực hiện quyền dân sự được quy định như thế nào? (hình từ internet)

Có bao nhiêu phương thức bảo vệ quyền dân sự?

Căn cứ theo Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự như sau:

Các phương thức bảo vệ quyền dân sự
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.
5. Buộc bồi thường thiệt hại.
6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
7. Yêu cầu khác theo quy định của luật

Như vậy, có 07 phương thức bảo vệ quyền dân sự:

- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

- Buộc thực hiện nghĩa vụ.

- Buộc bồi thường thiệt hại.

- Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

- Yêu cầu khác theo quy định của luật

Thời hiệu hưởng quyền dân sự là gì? Thời hiệu hưởng quyền dân sự có thể bị gián đoạn không?

Căn cứ theo Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Các loại thời hiệu
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
...

Như vậy, thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

Theo đó, tại Điều 153 Bộ luật dân sự 2015 có quy định

Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;
b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
3. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.

Như vậy, thời hiệu hưởng quyền dân sự có thể bị gián đoạn. Trong trường hợp có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu hưởng quyền dân phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.

Lưu ý: Thời hiệu hưởng quyền dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:

- Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền dân sự đang được áp dụng thời hiệu;

- Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Quyền dân sự Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Quyền dân sự:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mẫu giấy xác nhận dân sự đi làm năm 2024 là gì? Trong trường hợp nào quyền dân sự có thể bị hạn chế?
Pháp luật
Cá nhân, pháp nhân cần lưu ý điều gì khi thực hiện quyền dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự?
Pháp luật
Cá nhân lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác thì giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Quyền dân sự bị hạn chế trong trường hợp nào? Việc giới hạn việc thực hiện quyền dân sự được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi không xác định được ai là người tung tin đồn sai sự thật thì có được nhờ cơ quan nhà nước đính chính hay không?
Pháp luật
Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Quyền Dân sự đang có hiệu lực thi hành?
Pháp luật
Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được tính liên tục như thế nào? Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền được quy định ra sao?
Pháp luật
Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ nào? Bảo vệ quyền dân sự gồm các phương thức nào theo quy định của pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền dân sự
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
302 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền dân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền dân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào