Quyền bắt giữ tàu biển có phát sinh từ khiếu nại về tranh chấp quyền sở hữu tàu biển hay không?
- Khiếu nại về tranh chấp quyền sở hữu tàu biển có làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển hay không?
- Tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải đã được thả có bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải không?
- Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là bao nhiêu ngày?
Khiếu nại về tranh chấp quyền sở hữu tàu biển có làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển hay không?
Căn cứ Điều 139 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển như sau:
Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển
Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển là khiếu nại trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp quy định tại Điều 41 của Bộ luật này;
2. Thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại do tàu biển gây ra cho môi trường hoặc các lợi ích liên quan; các biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ thiệt hại này; tiền bồi thường cho thiệt hại đó; chi phí hợp lý cho các biện pháp thực tế đã được áp dụng hoặc sẽ được áp dụng để khôi phục lại môi trường; tổn thất đã xảy ra hoặc có thể xảy ra đối với bên thứ ba liên quan đến thiệt hại đó; thiệt hại, chi phí hoặc tổn thất tương tự quy định tại khoản này;
3. Chi phí liên quan đến việc nâng, di chuyển, trục vớt, phá hủy hoặc làm vô hại xác tàu biển bị chìm đắm, mắc cạn hoặc bị từ bỏ, trong đó bao gồm bất kỳ đồ vật đang có hoặc đã có trên tàu biển và các chi phí hoặc phí tổn liên quan đến việc bảo quản tàu biển đã bị từ bỏ và chi phí cho thuyền viên của tàu biển;
...
15. Tranh chấp về quyền sở hữu tàu biển;
...
Như vậy, khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển bao gồm các khiếu nại theo quy định nêu trên. Trong đó, khiếu nại về tranh chấp quyền sở hữu tàu biển có làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển.
Quyền bắt giữ tàu biển có phát sinh từ khiếu nại về tranh chấp quyền sở hữu tàu biển hay không? (Hình từ Internet)
Tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải đã được thả có bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như sau:
Bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
1. Tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải đã được thả hoặc đã có biện pháp bảo đảm thay thế được thực hiện đối với khiếu nại hàng hải thì không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải đó, trừ trường hợp sau đây:
a) Tổng giá trị bảo đảm thay thế đã nộp vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản, nếu tổng giá trị bảo đảm đó nhỏ hơn giá trị của tàu biển được thả;
b) Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh;
c) Việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm thay thế đã được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu bắt giữ tàu biển trên cơ sở những lý do chính đáng;
d) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không thể ngăn cản được việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm đó mặc dù đã áp dụng những biện pháp cần thiết.
...
Như vậy, theo quy định trên, trừ trường hợp sau đây thì tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải đã được thả không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải đó:
- Tổng giá trị bảo đảm thay thế đã nộp vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản, nếu tổng giá trị bảo đảm đó nhỏ hơn giá trị của tàu biển được thả;
- Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh;
- Việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm thay thế đã được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu bắt giữ tàu biển trên cơ sở những lý do chính đáng;
- Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không thể ngăn cản được việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm đó mặc dù đã áp dụng những biện pháp cần thiết.
Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Điều 141 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như sau:
Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
1. Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là 30 ngày kể từ ngày tàu biển bị bắt giữ.
2. Trong thời hạn tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, nếu người yêu cầu bắt giữ tàu biển khởi kiện vụ án tại Tòa án hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và tiếp tục có yêu cầu bắt giữ tàu biển, thì thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải chấm dứt khi Tòa án có quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
Theo quy định trên, thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là 30 ngày kể từ ngày tàu biển bị bắt giữ.
Ngoài ra, trong thời hạn tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, nếu người yêu cầu bắt giữ tàu biển khởi kiện vụ án tại Tòa án hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và tiếp tục có yêu cầu bắt giữ tàu biển, thì thời hạn bắt giữ tàu biển chấm dứt khi Tòa án có quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?