Quy trình và thời gian báo cáo hằng ngày của cơ sở tiêm chủng được quy định như thế nào? Mỗi cơ sở tiêm chủng có được tổ chức từ một đến nhiều điểm tiêm chủng cố định không?
- Khi thực hiện tiêm chủng chống dịch có phải báo cáo hằng ngày không?
- Quy trình và thời gian báo cáo hằng ngày của cơ sở tiêm chủng được quy định như thế nào?
- Mỗi cơ sở tiêm chủng có được tổ chức từ một đến nhiều điểm tiêm chủng cố định không?
- Trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng và người thực hiện tiêm chủng được quy định ra sao?
Khi thực hiện tiêm chủng chống dịch có phải báo cáo hằng ngày không?
Theo Điều 17 Thông tư 34/2018/TT-BYT quy định như sau:
"Điều 17. Chế độ báo cáo
1. Báo cáo định kỳ: báo cáo tháng, quý và năm về tình hình sử dụng vắc xin, kết quả tiêm chủng, các trường hợp phản ứng thông thường và các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
2. Báo cáo đột xuất: các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
3. Báo cáo hằng ngày: khi thực hiện tiêm chủng chống dịch."
Như vậy, khi thực hiện tiêm chủng chống dịch thì phải báo cáo hằng ngày.
Tiêm chủng (Hình từ Internet)
Quy trình và thời gian báo cáo hằng ngày của cơ sở tiêm chủng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 34/2018/TT-BYT quy định như sau:
"Điều 21. Quy trình và thời gian báo cáo hằng ngày
1. Cơ sở tiêm chủng: báo cáo Trung tâm Y tế huyện trước 17 giờ chiều hàng ngày.
2. Trung tâm y tế huyện: báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trước 9 giờ sáng ngày tiếp theo.
3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: báo cáo Sở Y tế, Viện khu vực và Cục Y tế dự phòng trước 14 giờ ngày tiếp theo."
Theo đó, trường hợp của bạn thắc mắc cơ sở tiêm chủng báo cáo Trung tâm Y tế huyện trước 17 giờ chiều hàng ngày.
Đồng thời, Trung tâm y tế huyện sẽ báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trước 9 giờ sáng ngày tiếp theo.Và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật sẽ báo cáo Sở Y tế, Viện khu vực và Cục Y tế dự phòng trước 14 giờ ngày tiếp theo.
Mỗi cơ sở tiêm chủng có được tổ chức từ một đến nhiều điểm tiêm chủng cố định không?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 34/2018/TT-BYT quy định cụ thể sau đây:
"Điều 9. Bố trí, sắp xếp tại điểm tiêm chủng cố định và điểm tiêm chủng lưu động
1. Tổ chức buổi tiêm chủng không quá 50 đối tượng/1 điểm tiêm chủng/1 buổi tiêm chủng. Trong trường hợp điểm tiêm chủng chỉ tiêm một loại vắc xin trong một buổi thì số lượng không quá 100 đối tượng/buổi. Bố trí đủ nhân viên y tế để thực hiện khám sàng lọc.
2. Mỗi cơ sở tiêm chủng được tổ chức từ một đến nhiều điểm tiêm chủng cố định và đều phải bảo đảm đủ diện tích, nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị.
3. Tại mỗi điểm tiêm chủng phải có bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên.
4. Bố trí điểm tiêm chủng bảo đảm nguyên tắc một chiều theo thứ tự như sau: Khu vực chờ trước tiêm chủng → Bàn đón tiếp, hướng dẫn → Bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng → Bàn tiêm chủng → Bàn ghi chép, vào sổ tiêm chủng → Khu vực theo dõi và xử trí tai biến sau tiêm chủng."
Theo đó, mỗi cơ sở tiêm chủng được tổ chức từ một đến nhiều điểm tiêm chủng cố định và đều phải bảo đảm đủ diện tích, nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng và người thực hiện tiêm chủng được quy định ra sao?
Theo Điều 27 Thông tư 34/2018/TT-BYT quy định như sau:
"Điều 27. Trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng và người thực hiện tiêm chủng
1. Trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các hoạt động chuyên môn theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Tuân thủ quy trình chuyên môn kỹ thuật về sử dụng vắc xin và an toàn tiêm chủng;
c) Tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh đối với các cơ sở y tế có phòng sinh theo đúng quy định và tổ chức triển khai tiêm chủng các vắc xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân tham gia tiêm chủng phòng bệnh;
đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng;
e) Triển khai thực hiện Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
g) Tổng hợp, báo cáo về công tác tiêm chủng của đơn vị.
2. Trách nhiệm của người thực hiện tiêm chủng: tuân thủ đúng các quy trình chuyên môn của Bộ Y tế về tiêm chủng và quy định liên quan tại Thông tư này."
Theo đó, trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng và người thực hiện tiêm chủng được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?