Quy trình sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng khi tổ chức thay đổi địa điểm phòng thí nghiệm thực hiện thế nào?
- Có phải sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng khi tổ chức thay đổi địa điểm phòng thí nghiệm hay không?
- Quy trình sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng khi tổ chức thay đổi địa điểm phòng thí nghiệm thực hiện thế nào?
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là bao lâu? Ai có thẩm quyền cấp?
Có phải sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng khi tổ chức thay đổi địa điểm phòng thí nghiệm hay không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 62/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
...
4. Các trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
a) Khi tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có nhu cầu bổ sung, sửa đổi các nội dung của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã được cấp;
b) Khi tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thay đổi địa Điểm đặt phòng thí nghiệm.
Theo đó, khi tổ chức thay đổi địa điểm phòng thí nghiệm thì phải sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (Hình từ Internet)
Quy trình sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng khi tổ chức thay đổi địa điểm phòng thí nghiệm thực hiện thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 62/2016/NĐ-CP có quy định về quy trình sửa đổi Giấy chứng nhận thực hiện như sau:
- Trường hợp cấp sửa đổi Giấy chứng nhận khi tổ chức thay đổi địa điểm phòng thí nghiệm, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các tài liệu hợp lệ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng cấp bổ sung, sửa đổi được ghi theo hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã cấp.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là bao lâu? Ai có thẩm quyền cấp?
Theo Điều 5 Nghị định 62/2016/NĐ-CP quy định thì:
Điều kiện đối với tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
1. Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Nghị định này là tổ chức kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng đáp ứng các Điều kiện năng lực quy định tại Khoản 2 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Điều kiện năng lực:
a) Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng các yêu cầu chung của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và đáp ứng các yêu cầu cụ thể phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký;
c) Người quản lý trực tiếp hoạt động thí nghiệm chuyển ngành xây dựng phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với một trong các lĩnh vực thí nghiệm của tổ chức;
d) Có thí nghiệm viên phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm.
Như vậy, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Và theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 62/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng như sau:
Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
...
5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
a) Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp mới, cấp lại, bổ sung, sửa đổi đình chỉ và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
b) Bộ Xây dựng công nhận tương đương đối với các Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động trong lĩnh vực thí nghiệm, thử nghiệm được các cơ quan có thẩm quyền khác cấp theo quy định của pháp luật nếu các hoạt động này đáp ứng các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Nghị định này. Việc công nhận tương đương được thực hiện theo trình tự quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Theo đó:
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp mới, cấp lại, bổ sung, sửa đổi đình chỉ và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
- Bộ Xây dựng công nhận tương đương đối với các Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực thí nghiệm, thử nghiệm được các cơ quan có thẩm quyền khác cấp theo quy định của pháp luật nếu các hoạt động này đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 62/2016/NĐ-CP
Việc công nhận tương đương được thực hiện theo trình tự quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 62/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?