Quy trình phúc tra bài kiểm tra viết đối với thí sinh tập sự hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Pháp luật quy định khiếu nại về việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư như thế nào?
Pháp luật quy định về nội quy kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về nội quy kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư bao gồm những nội dung sau đây:
- Thời gian có mặt tại phòng kiểm tra và giấy tờ chứng minh về nhân thân của thí sinh, trang phục của thí sinh khi tham dự kiểm tra.
- Hình thức trình bày bài kiểm tra (thống nhất kiểu chữ, màu mực làm bài kiểm tra, các phần bắt buộc phải ghi vào bài kiểm tra...).
- Các trường hợp xác định bài kiểm tra có biểu hiện đánh dấu bài và phải đưa ra chấm tập thể.
- Những đồ dùng, tài liệu được phép mang vào phòng kiểm tra.
- Thời gian tối thiểu thí sinh được phép nộp bài kiểm tra.
- Nghĩa vụ của thí sinh trong thời gian làm bài tại phòng kiểm tra.
- Việc xử lý các trường hợp bỏ thi, hoãn thi, vi phạm quy chế kiểm tra đối với thí sinh, việc hủy bỏ kết quả kiểm tra.
- Việc xử lý vi phạm đối với giám thị, giám khảo, các thành viên khác của Hội đồng kiểm tra, Ban giúp việc.
- Các nội dung khác liên quan đến kỳ kiểm tra.
Quy trình phúc tra bài kiểm tra viết đối với thí sinh tập sự hành nghề luật sư
Quy trình phúc tra bài kiểm tra viết đối với thí sinh tập sự hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 27 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về quy trình phúc tra bài kiểm tra viết đối với thí sinh tập sự hành nghề luật sư như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, thí sinh không đồng ý với kết quả kiểm tra viết của mình có quyền làm đơn phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc tra. Ban Phúc tra gồm ít nhất 02 thành viên. Người đã tham gia Ban Phách và Ban Chấm thi viết không được tham gia Ban Phúc tra.
- Cách thức tiến hành chấm phúc tra được áp dụng theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này. Trong trường hợp phúc tra bài kiểm tra lệch nhau từ 10 điểm trở lên hoặc chênh lệch 05 điểm nhưng là điểm ranh giới giữa trượt và đỗ thì Hội đồng kiểm tra tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các thành viên chấm kiểm tra và thành viên phúc tra (có ghi biên bản) đối với các bài kiểm tra của thí sinh có sự điều chỉnh điểm. Điểm phúc tra được Trưởng Ban Phúc tra trình Chủ tịch Hội đồng kiểm tra ký phê duyệt là điểm chính thức của bài kiểm tra.
- Hội đồng kiểm tra công bố kết quả phúc tra và thông báo cho người có đơn phúc tra, Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư nơi có người có đơn phúc tra.
Pháp luật quy định khiếu nại về việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư như thế nào?
Căn cứ tại Điều 36 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về khiếu nại về việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư như sau:
- Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Hội đồng kiểm tra, thành viên Hội đồng kiểm tra, Ban giúp việc khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thời hiệu khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại.
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng kiểm tra, người tập sự có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của thành viên Ban Chấm thi thực hành khi có căn cứ cho rằng hành vi đó làm ảnh hưởng đến kết quả môn kiểm tra thực hành của mình. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
- Trong trường hợp Hội đồng kiểm tra đã giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam là quyết định cuối cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?