Quy trình làm việc của Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo các bước nào?
- Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ làm việc khi có bao nhiêu thành viên?
- Quy trình làm việc của Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ được thực hiện theo các bước nào?
- Cơ quan nào có quyền thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ?
Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ làm việc khi có bao nhiêu thành viên?
Theo khoản 4 Điều 11 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
...
2. Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương có từ 7 đến 11 thành viên gồm chủ tịch, thư ký, 2 phản biện và các uỷ viên, trong đó, có 2 thành viên (đối với hội đồng có 7 thành viên) hoặc 3, 4 thành viên (đối với hội đồng có 9, 11 thành viên) là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ.
3. Trong trường hợp nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được thực hiện theo nhiều giai đoạn thì Hội đồng tư vấn xét chọn đánh giá Thuyết minh nhiệm vụ giai đoạn sau kết hợp với kết quả nghiệm thu nhiệm vụ giai đoạn trước.
4. Phương thức làm việc của hội đồng:
a) Hội đồng làm việc khi có mặt ít nhất 2/3 số thành viên.
b) Tài liệu cuộc họp phải được gửi cho các thành viên hội đồng ít nhất 5 ngày trước khi họp.
c) Chủ tịch hội đồng trực tiếp chủ trì cuộc họp. Các thành viên hội đồng đánh giá Thuyết minh nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo phiếu đánh giá Thuyết minh (Mẫu 6 Phụ lục I). Ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo.
Căn cứ trên quy định Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ làm việc khi có mặt ít nhất 2/3 số thành viên.
Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương có từ 7 đến 11 thành viên gồm chủ tịch, thư ký, 2 phản biện và các uỷ viên, trong đó, có 2 thành viên (đối với hội đồng có 7 thành viên) hoặc 3, 4 thành viên (đối với hội đồng có 9, 11 thành viên) là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ.
Quy trình làm việc của Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ được thực hiện theo các bước nào?
Quy trình làm việc của Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ được thực hiện theo các bước nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 12 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định quy trình làm việc của hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương như sau:
Bước 1. Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự.
Bước 2. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu nội dung, yêu cầu của việc xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
Bước 3. Chủ tịch hội đồng điều khiển cuộc họp theo các nội dung:
- Chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày tóm tắt Thuyết minh nhiệm vụ;
- Hai ủy viên phản biện trình bày ý kiến nhận xét Thuyết minh nhiệm vụ;
- Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng tham khảo;
- Hội đồng nêu câu hỏi đối với chủ nhiệm nhiệm vụ và đánh giá theo các tiêu chí đánh giá được quy định tại Điều 10.
- Hội đồng thảo luận, thống nhất về các nội dung, yêu cầu chủ nhiệm nhiệm vụ phải chỉnh sửa, bổ sung trong bản Thuyết minh.
Bước 4. Biên bản cuộc họp Hội đồng được thành lập theo Mẫu 7 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT.
Cơ quan nào có quyền thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ?
Theo Điều 13 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Căn cứ kết quả họp Hội đồng tư vấn xét chọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo quy định hiện hành (Mẫu 8 Phụ lục I).
2. Biên bản thẩm định được thành lập theo Mẫu 9 Phụ lục I.
3. Sau khi có kết quả thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong nước, ngoài nước về kết quả thẩm định trước khi quyết định phê duyệt.
4. Chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm bổ sung, hoàn chỉnh Thuyết minh nhiệm vụ theo biên bản thẩm định, trình cơ quan chủ trì và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Theo đó, căn cứ kết quả họp Hội đồng tư vấn xét chọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ theo quy định hiện hành (Mẫu 8 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?