Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới thực hiện như thế nào?
Dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới về những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Nội dung dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão
1. Độ cao sóng lớn nhất và khu vực ảnh hưởng.
2. Độ cao nước dâng lớn nhất, độ cao mực nước tổng cộng lớn nhất và khu vực ảnh hưởng.
3. Cảnh báo khu vực ven biển có nguy cơ ngập do nước dâng kết hợp với thủy triều.
4. Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng lớn, nước dâng.
Theo quy định trên, nội dung dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới gồm:
- Độ cao sóng lớn nhất và khu vực ảnh hưởng.
- Độ cao nước dâng lớn nhất, độ cao mực nước tổng cộng lớn nhất và khu vực ảnh hưởng.
- Cảnh báo khu vực ven biển có nguy cơ ngập do nước dâng kết hợp với thủy triều.
- Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng lớn, nước dâng.
Dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới (Hình từ Internet)
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới như thế nào?
Theo Điều 32 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT quy định quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới như sau:
Bước 1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu
- Dữ liệu quan trắc gió, khí áp, sóng, mực nước tại trạm khí tượng hải văn trong khu vực dự báo;
- Dữ liệu quan trắc gió, khí áp, sóng tại trạm phao, ra đa biển, tàu biển trong khu vực dự báo (nếu có);
- Dữ liệu dự báo tọa độ và khí áp tại tâm áp thấp nhiệt đới;
- Dữ liệu dự báo gió, khí áp, sóng, nước dâng từ các sản phẩm mô hình dự báo số trị;
- Dữ liệu dự báo sóng, nước dâng được phát tin từ Trung tâm dự báo khác trong và ngoài nước (nếu có);
- Số liệu và thông tin về hiện trạng các đối tượng có khả năng chịu tác động của sóng lớn, nước dâng và các thiệt hại (nếu có) do ảnh hưởng của sóng lớn, nước dâng.
Bước 2. Phân tích, đánh giá hiện trạng
- Xác định khu vực biển có sóng lớn (độ cao lớn nhất, hướng), nước dâng (độ cao lớn nhất, thời gian xuất hiện nước dâng lớn nhất);
- Xác định diễn biến sóng (độ cao lớn nhất, hướng), nước dâng (độ cao lớn nhất) trong khoảng 6 đến 12 giờ trước;
- Xác định diễn biến thủy triều tại khu vực ven biển, đảo có ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trong khoảng 24 giờ trước.
Bước 3. Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo
- Các phương án được sử dụng trong dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới tại hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:
+ Phương án dựa trên phân tích hiện trạng, kinh nghiệm, công thức giải tích, công thức bán kinh nghiệm;
+ Phương án dựa trên kết quả dự báo từ mô hình số trị hải văn sử dụng trường gió, khí áp từ mô hình số trị dự báo khí tượng (đơn lẻ và tổ hợp);
+ Phương án dựa trên kết quả dự báo từ mô hình số trị hải văn sử dụng trường gió, khí áp tính từ các tham số dự báo áp thấp nhiệt đới (đơn lẻ và tổ hợp);
+ Phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác.
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định việc sử dụng các phương án dự báo, cảnh báo cho phù hợp.
Bước 4. Thảo luận dự báo, cảnh báo
- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau, các kết quả dự báo trong các bản tin dự báo gần nhất;
- Tổng hợp các kết quả dự báo từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;
- Người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn và đưa ra kết luận dự báo cuối cùng đảm bảo độ tin cậy theo thời hạn dự báo.
Bước 5. Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo
- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:
+ Xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg và Điều 12 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;
+ Bản tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới được ban hành độc lập hoặc lồng ghép trong bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT;
- Căn cứ yêu cầu thực tế, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định nội dung bản tin cho phù hợp.
Bước 6. Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo
- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới theo quy định tại Điều 34 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;
- Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định danh sách các địa chỉ được cung cấp bản tin cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Bước 7. Bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo
Trong trường hợp xảy ra gió mạnh trên biển, sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới có diễn biến đặc biệt nguy hiểm và có khả năng kéo dài cần bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo ngoài các bản tin được ban hành theo quy định tại Điều 33 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT.
Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Bước 8. Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo
- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:
+ Đánh giá việc thực hiện đầy đủ tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này;
+ Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời việc dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới theo quy định tại khoản 7 Điều 8, Điều 12 và khoản 1 Điều 35 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;
+ Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Thông tư 16/2019/TT-BTNMT.
Việc đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới được thực hiện sau khi có đủ số liệu quan trắc theo thời hạn dự báo của bản tin;
- Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia phải tuân thủ các quy định hiện hành về đánh giá chất lượng dự báo.
Tần suất và thời gian ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Tần suất và thời gian ban hành tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão
1. Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão cùng tần suất và thời gian với bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão được quy định tại khoản 4 Điều 13 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg.
2. Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia có trách nhiệm quy định tần suất, thời gian ban hành các bản tin phù hợp với yêu cầu thực tế.
Theo đó, hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới cùng tần suất và thời gian với bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới được quy định tại khoản 4 Điều 13 Quyết định18/2021/QĐ-TTg, cụ thể:
Tần suất và thời gian ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão, sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão
...
2. Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp, Tin áp thấp nhiệt đới trên đất liền, Tin bão trên Biển Đông, Tin bão khẩn cấp, Tin bão trên đất liền
a) Mỗi ngày ban hành 8 bản tin chính vào lúc: 2 giờ 00, 5 giờ 00, 8 giờ 00, 11 giờ 00, 14 giờ 00, 17 giờ 00, 20 giờ 00 và 23 giờ 00;
b) Trong thời gian có tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp, tin bão khẩn cấp và những trường hợp áp thấp nhiệt đới, bão diễn biến phức tạp, ngoài 8 bản tin chính, cần ban hành bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính.
...
4. Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão được ban hành cùng tần suất và thời gian với bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 2 Điều này hoặc lồng ghép trong các bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão khẩn cấp.
Như vậy, mỗi ngày ban hành 8 bản tin chính vào lúc: 2 giờ 00, 5 giờ 00, 8 giờ 00, 11 giờ 00, 14 giờ 00, 17 giờ 00, 20 giờ 00 và 23 giờ 00;
Trong thời gian có tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp và những trường hợp áp thấp nhiệt đới diễn biến phức tạp, ngoài 8 bản tin chính, cần ban hành bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?