Quy trình bổ nhiệm lại Lãnh sự danh dự có quy định trong thời gian bao lâu và để chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự thực hiện thế nào?
Quy trình bổ nhiệm lại Lãnh sự danh dự thực hiện trong thời gian bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định về quy trình bổ nhiệm lại Lãnh sự danh dự như sau:
"Điều 17. Quy trình bổ nhiệm Lãnh sự danh dự
2. Quy trình bổ nhiệm lại Lãnh sự danh dự
a) Trong vòng 03 (ba) tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự có nguyện vọng được bổ nhiệm lại làm Lãnh sự danh dự nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Thông tư này cho Cục Lãnh sự (thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm).
Căn cứ vào nhu cầu thực tế, người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc Cục trưởng Cục Lãnh sự kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định bổ nhiệm lại Lãnh sự danh dự.
b) Sau khi trao đổi với các đơn vị liên quan trong Bộ và Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để xem xét, quyết định việc bổ nhiệm lại Lãnh sự danh dự và ký Quyết định bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự (trong trường hợp Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận yêu cầu Lãnh sự danh dự được bổ nhiệm lại phải trình Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự mới). Cục trưởng Cục Lãnh sự ký cấp Thẻ Lãnh sự danh dự.
c) Cục Lãnh sự chuyển thông tin cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để thông báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận và cá nhân Lãnh sự danh dự.
Lãnh sự danh dự liên hệ với Cục Lãnh sự (có thể thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm) để nhận bản chính Quyết định bổ nhiệm Lãnh sự danh dự, Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự (trong trường hợp có cấp Giấy ủy nhiệm lãnh sự danh dự) và Thẻ Lãnh sự danh dự."
Trong vòng 03 (ba) tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Lãnh sự danh dự có nguyện vọng được bổ nhiệm lại làm Lãnh sự danh dự nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Thông tư này cho Cục Lãnh sự (thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm).
Quy trình bổ nhiệm lại Lãnh sự danh dự có quy định trong thời gian bao lâu và để chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự thực hiện thế nào?
Để chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự thì quy trình thực hiện như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 18 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định về việc chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự như sau:
"Điều 18. Việc chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự
4. Quy trình chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự
a) Người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc Cục trưởng Cục Lãnh sự kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
Khi có yêu cầu chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (có tham khảo ý kiến của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm và các đơn vị liên quan trong Bộ) về việc xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
b) Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng ý chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký Quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
Sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký Quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự chuyển thông tin cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để thông báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận và cá nhân Lãnh sự danh dự.
Lãnh sự danh dự có trách nhiệm bàn giao con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy, biển hiệu, Thẻ Lãnh sự danh dự và hồ sơ lãnh sự cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để lưu trữ, bảo quản hoặc cho người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền.
c) Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm thông báo cho Cục Lãnh sự sau khi hoàn tất việc tiếp nhận các phương tiện hoạt động và hồ sơ lãnh sự của Lãnh sự danh dự quy định tại điểm b khoản này.
Tùy vào tình hình thực tế, Cục Lãnh sự hướng dẫn Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm về việc bàn giao các phương tiện hoạt động và hồ sơ lãnh sự cho Lãnh sự danh dự mới hoặc gửi về Bộ Ngoại giao để tiêu hủy trong trường hợp không có ứng viên Lãnh sự danh dự thay thế."
Thẻ Lãnh sự danh dự được sử dụng khi nào và những ai được cấp thẻ?
Theo khoản 5 Điều 19 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định về Thẻ Lãnh sự danh dự, cụ thể như sau:
"Điều 19. Quốc kỳ, Quốc huy, con dấu, dấu chức danh, dấu tên, biển hiệu và Thẻ Lãnh sự danh dự
5. Lãnh sự danh dự được cấp Thẻ Lãnh sự danh dự (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) để sử dụng vào những công việc chính thức của Lãnh sự danh dự, cụ thể:
a) Tổng Lãnh sự danh dự được cấp “Thẻ Tổng Lãnh sự danh dự”.
b) Lãnh sự danh dự được cấp “Thẻ Lãnh sự danh dự”."
Như vậy, Thẻ Lãnh sự danh dự (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) để sử dụng vào những công việc chính thức của Lãnh sự danh dự. Tổng Lãnh sự danh dự được cấp “Thẻ Tổng Lãnh sự danh dự" và Lãnh sự danh dự được cấp “Thẻ Lãnh sự danh dự”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?
- Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy 2024? Ngày 9 tháng 11 là ngày mấy âm lịch?
- Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM theo Công văn 8126 như thế nào? Lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM ra sao?
- Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Thủ tục cấp giấy phép hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản từ ngày 4/10/2024 ở cấp tỉnh như thế nào?