Quỹ phòng thủ dân sự là gì? Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự có vì mục đích lợi nhuận không?
Quỹ phòng thủ dân sự là gì?
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về quỹ phòng thủ dân sự như sau:
Quỹ phòng thủ dân sự
1. Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự. Quỹ phòng thủ dân sự được ưu tiên thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
b) Hỗ trợ tu sửa, làm nhà ở, cơ sở y tế, trường học tại địa điểm bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra.
...
Như vậy, quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự.
Quỹ phòng thủ dân sự là gì? Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự có vì mục đich lợi nhuận không? (hình từ internet)
Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự có vì mục đích lợi nhuận không?
Theo khoản 3 Điều 40 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về quỹ phòng thủ dân sự như sau:
Quỹ phòng thủ dân sự
...
3. Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu;
d) Việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ phòng thủ dân sự; việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
Như vậy, một trong những nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự là không vì mục đích lợi nhuận.
Nguồn tài chính hình thành Quỹ phòng thủ dân sự đến từ đâu?
Theo khoản 2 Điều 40 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Quỹ phòng thủ dân sự
...
2. Quỹ phòng thủ dân sự được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
a) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;
b) Nguồn điều tiết từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
...
Như vậy, quỹ phòng thủ dân sự được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;
- Nguồn điều tiết từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
Nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự bao gồm những gì?
Theo Điều 39 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về nguồn lực cho phòng thủ dân sự như sau:
Nguồn lực cho phòng thủ dân sự
1. Nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
c) Quỹ phòng thủ dân sự;
d) Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước bảo đảm ngân sách cho phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước ở khu vực biên giới, biển, hải đảo, khu vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.
3. Tài sản phục vụ phòng thủ dân sự do Nhà nước thống nhất quản lý bao gồm:
a) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tài sản trưng mua, trưng dụng, huy động và tài sản khác được Nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang quản lý phục vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Nhà nước có kế hoạch xây dựng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho phòng thủ dân sự. Việc quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho phòng thủ dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
Như vậy, nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
- Quỹ phòng thủ dân sự;
- Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nhà nước bảo đảm ngân sách cho phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước ở khu vực biên giới, biển, hải đảo, khu vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?