Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam được hình thành từ nguồn vốn nào? Phạm vi hoạt động của Quỹ được quy định thế nào?
Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam được hình thành từ nguồn vốn nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam được công nhận kèm theo Quyết định 1052/QĐ-BNV năm 2013 về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ xã hội - từ thiện, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhằm hỗ trợ những phụ nữ được cấp có thẩm quyền xác nhận là hộ nghèo, cận nghèo, tái nghèo, phụ nữ làm chủ hộ gia đình có thu nhập thấp, khó khăn về kinh tế... tại nông thôn vùng đồng bằng, trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên cả nước. Thông qua các hoạt động hỗ trợ, tài trợ về vốn, hướng dẫn, tư vấn về kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập, nâng cao khả năng nắm bắt thông tin, tiếp cận thị trường, dạy nghề, hướng nghiệp, Quỹ khuyến khích phụ nữ nông thôn vượt khó vươn lên thoát nghèo, cải thiện, nâng cao điều kiện, chất lượng sống, giảm thiểu rủi ro, phát triển bền vững kinh tế hộ gia đình, góp phần thúc đẩy hiệu quả chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. Quỹ được hình thành từ nguồn vốn đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và tự tạo vốn trên cơ sở vận động, tiếp nhận tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tài trợ theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
Theo quy định trên, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam được hình thành từ nguồn vốn đóng góp ban đầu của các sáng lập viên.
Đồng thời Quỹ tự tạo vốn trên cơ sở vận động, tiếp nhận tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tài trợ theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam (Hình từ Internet)
Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam được công nhận kèm theo Quyết định 1052/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nguyên tắc hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Quỹ thành lập, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
a) Không vì lợi nhuận;
b) Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
c) Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của Quỹ;
d) Theo Điều lệ đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động;
đ) Không phân chia tài sản trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
2. Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc.
3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam có phạm vi hoạt động toàn quốc.
Chức năng của Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam được công nhận kèm theo Quyết định 1052/QĐ-BNV năm 2013 quy định về chức năng như sau:
Chức năng
1. Sử dụng nguồn vốn đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và các nguồn vốn thu được do tiếp nhận, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp cho Quỹ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng, các chương trình, dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
2. Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, phương án, đề án tài trợ, hỗ trợ vốn, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho phụ nữ nông thôn về phát triển kinh tế hộ gia đình, kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, quản lý tài chính, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật... Khuyến khích đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập, tiếp cận và nắm bắt thông tin thị trường để xác định, lựa chọn ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động, khuyến công - nông - lâm - ngư theo hướng ưu tiên đầu ra cho sản phẩm. Tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân phụ nữ, gia đình, xã hội và cộng đồng về tầm quan trọng của phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước nói chung.
3. Tiếp nhận và quản lý tài sản, các khoản tài trợ, viện trợ, hiến tặng theo ủy quyền, ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động tài trợ, hỗ trợ theo hợp đồng hoặc tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
4. Đánh giá nhu cầu, nguyện vọng hỗ trợ, kết quả thử nghiệm, thí điểm các mô hình dự án, chương trình hỗ trợ, tài trợ từ thiện, nhân đạo vì mục đích phát triển cộng đồng phù hợp với đặc thù địa phương và năng lực thực hiện của phụ nữ các vùng nông thôn để hoàn thiện trước khi đưa ra nhân rộng.
Như vậy, Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nông thôn Việt Nam có những chức năng được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?