Quy định về trách nhiệm của chủ rừng khi khai thác rừng trồng là gì? Chủ rừng có hành vi khai thác rừng trồng trái pháp luật thì bị xử phạt ra sao?

Tôi cần thông tin quy định về trách nhiệm của chủ rừng khi khai thác rừng trồng hiện nay phải thực hiện những gì? Trường hợp chủ rừng có hành vi khai thác rừng trồng trái pháp luật thì bị xử phạt ra sao? Xin cảm ơn. Anh Kha đến từ Tiền Giang đặt câu hỏi.

Chủ rừng bao gồm những đối tượng nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về các đối tượng sau đây là chủ rừng:

Chủ rừng
1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).
4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
5. Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
6. Cộng đồng dân cư.
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.

Như vậy, trên đây là 07 đối tượng mà pháp luật quy định là chủ rừng.

Quy định về trách nhiệm của chủ rừng khi khai thác rừng trồng là gì?

Quy định về trách nhiệm của chủ rừng khi khai thác rừng trồng là gì? (Hình từ Internet)

Quy định về trách nhiệm của chủ rừng khi khai thác rừng trồng là gì?

Trước tiên việc khai thác rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
1. Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình.
2. Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.
3. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.

Nội dung trên được hướng dẫn tại Điều 29 Nghị định 156/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
1. Khai thác gỗ rừng trồng
a) Điều kiện: sau khi khai thác trắng phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng. Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Phương thức khai thác: khai thác trắng theo băng, đám hoặc toàn bộ diện tích rừng do chủ rừng tự quyết định.
2. Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng, khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Khai thác tận thu gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có báo cáo khối lượng, địa danh khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
5. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản
a) Rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư thì được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản;
b) Rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư, chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.

Chủ rừng có hành vi khai thác rừng trồng trái pháp luật thì bị xử phạt ra sao?

Đối với hành vi khai thác rừng trồng của chủ rừng có thể bị xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến thực vật rừng ngoài gỗ; động vật rừng hoặc bộ phận, sản phẩm của chúng có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;
b) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;
c) Người điều khiển phương tiện hoặc chủ lâm sản không xuất trình được hồ sơ lâm sản cho người có thẩm quyền tại thời điểm kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản.
...

Như vậy, từ quy định nêu trên có thể thấy rằng chủ rừng có hành vi khi thác rừng trồng, cụ thể ở đây là nếu vi phạm về việc vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Lưu ý rằng: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định nêu trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP).

Chủ rừng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Chủ rừng
Khai thác rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định về trách nhiệm của chủ rừng khi khai thác rừng trồng là gì? Chủ rừng có hành vi khai thác rừng trồng trái pháp luật thì bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Đối tượng, điều kiện để khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trong rừng sản xuất được quy định ra sao?
Pháp luật
Nhà nước đầu tư trồng rừng khi khai thác thì hồ sơ khai thác rừng gồm những gì? Hồ sơ nguồn gốc rừng sau khai thác bao gồm những gì?
Pháp luật
Chủ rừng và chủ sở hữu rừng có giống nhau hay không? Những trường hợp nào chủ rừng sẽ bị thu hồi rừng?
Pháp luật
Chủ rừng nhóm 2 là ai? Khi có thông tin biến động về diện tích rừng, chủ rừng nhóm 2 phải báo cáo cho ai?
Pháp luật
Được phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ đầu nguồn không? Phương thức khai thác?
Pháp luật
Chủ rừng là ai? Chủ rừng thực hiện các hành vi nào thì có thể bị Nhà nước thu hồi rừng theo quy định?
Pháp luật
Chủ rừng không báo cáo định kỳ về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Chủ rừng có những quyền và nghĩa vụ chung gì? Riêng đối với ban quản lý rừng đặc dụng có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Hồ sơ trình tự thủ tục khai thác rừng tre nứa được quy định ra sao? Xác định số lượng khối lượng tre nứa được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ rừng
20,985 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ rừng Khai thác rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chủ rừng Xem toàn bộ văn bản về Khai thác rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào