Quy định về danh mục ứng dụng và dịch vụ kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường được hiểu như thế nào?
Căn cứ Mục I Chương I Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường (Phiên bản 2.0) ban hành kèm Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019 quy định về cách hiểu đối với kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường được hiểu như sau: Kiến trúc CPĐT ngành TN&MT là tài liệu mô tả chi tiết các thành phần CPĐT của Bộ TN&MT từ Trung ương đến địa phương, kết nối, liên thông với các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân, khu vực, quốc tế; thể hiện việc tham chiếu, kết nối các quy trình nghiệp vụ, ứng dụng, dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin và các thành phần khác tuân thủ Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0.
Bên cạnh đó, theo Mục II Chương I Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường (Phiên bản 2.0) ban hành kèm Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019 quy định kiến trúc CPĐT ngành TN&MT, phiên bản 2.0, được xây dựng nhằm thiết lập cơ sở, định hướng cho quá trình xây dựng CPĐT tại Bộ TN&MT và làm cơ sở tham chiếu cho Kiến trúc CNTT của Sở TN&MT các địa phương; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, xây dựng CPĐT của ngành, hướng tới ngành TN&MT số, Chính phủ số và nền kinh tế số.
Mục đích cụ thể:
- Xác định bản quy hoạch tổng thể về ứng dụng CNTT của Bộ TN&MT. Trong đó có các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần, gắn liền ứng dụng CNTT với các hoạt động nghiệp vụ;
- Định hướng và triển khai tin học hóa quy trình nghiệp vụ trong Bộ TN&MT một cách có hệ thống và thực thi chương trình cải cách TTHC, nghiệp vụ hành chính theo hướng công khai, minh bạch để thực hiện hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp;
- Định hình một mô hình kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu, tái cấu trúc cơ sở hạ tầng thông tin;
- Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan, đơn vị;
- Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng các thành phần, HTTT theo điều kiện thực tế;
- Là cơ sở xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai CPĐT tại ngành TN&MT.
- Làm căn cứ đề xuất và triển khai các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT của Bộ TN&MT.
Danh mục ứng dụng và dịch vụ kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường
Nguyên tắc chung về xây dựng kiến trúc theo quy định pháp luật
Theo Mục III Chương I Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường (Phiên bản 2.0) ban hành kèm Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019 quy định như sau:
- Tương thích, kế thừa Kiến trúc CPĐT Bộ TN&MT, phiên bản 1.0;
- Phù hợp với Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0;
- Phù hợp với định hướng, quy định ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT của quốc gia, của Bộ TN&MT, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
- Cập nhật một số nội dung về các xu thế phát triển công nghệ như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo…; thống nhất sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của Đảng và Nhà nước làm hạ tầng truyền dẫn trong chính phủ điện tử ngành; nội dung an toàn thông tin mạng; phương pháp tiếp cận Kiến trúc Chính phủ điện tử và khung tham chiếu tương hợp;
- Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh đảm bảo triển khai có hiệu quả, tránh đầu tư trùng lặp và nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, nâng cáo chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số.
Quy định về danh mục ứng dụng và dịch vụ kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Căn cứ Tiết 4 Mục IV Chương II Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường (Phiên bản 2.0) ban hành kèm Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019 quy định danh mục ứng dụng và dịch vụ kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường như sau:
Thể hiện việc tin học hóa mô hình nghiệp vụ thông qua việc xây dựng các ứng dụng (dịch vụ/HTTT/phần mềm chuyên biệt). Các ứng dụng này được phân lớp thành các nhóm tương ứng với các nhóm chức năng nhiệm vụ, chú trọng vào các mục tiêu, định hướng của ngành, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc về ứng dụng, tham chiếu đến mô hình tham chiếu ứng dụng trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0.
Danh mục các nhóm ứng dụng và dịch vụ:
- Ứng dụng dạng cổng thông tin điện tử;
- Ứng dụng hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công trực tuyến;
- Ứng dụng hỗ trợ hành chính, nội bộ;
- Ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ chuyên ngành;
- Ứng dụng hỗ trợ tích hợp, khai thác, chia sẻ thông tin;
- Ứng dụng hỗ trợ giám sát, quản trị;
- Ứng dụng tổng hợp, phân tích dữ liệu lớn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?