Quy định kỹ thuật đối với hệ thống thông gió của công trình tàu điện ngầm cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào?

Tôi muốn biết đối với công trình tàu điện ngầm, cụ thể là hệ thống thông gió, hệ thống cấp điện, chiếu sáng và hệ thống thông tin, liên lạc của công trình tàu điện ngầm cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Hệ thống thông gió cho công trình tàu điện ngầm cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Theo quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BXD về Công trình tàu điện ngầm, yêu cầu đối với hệ thống thông gió cho công trình tàu điện ngầm được quy định như sau:

"2.2 Thông gió cho công trình tàu điện ngầm
2.2.1 Hệ thống thông gió, điều hòa không khí phải đảm bảo chất lượng không khí theo QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT và có các giải pháp xử lý phù hợp như tái sinh không khí hoặc thông gió theo chu trình kín cũng như các giải pháp áp dụng kỹ thuật-công nghệ cho mục đích này.
2.2.2 Hệ thống thông gió phải đảm bảo trao đổi khí và tốc độ vận động của không khí trong các hạng mục của công trình tàu điện ngầm.
a) Bội số trao đổi không khí không nhỏ hơn 3 lần/h.
b) Khối lượng trao đổi không khí không dưới 30 m3/h, trong giờ cao điểm không dưới 50 m3/h cho mỗi hành khách.
c) Tốc độ chuyển động không khí không vượt quá:
- Trong tuyến hầm chính 15 m/s;
-Trong hầm đứng hoặc ngang 8 m/s;
- Qua các cửa sổ thông khí 5 m/s;
- Trong khu vực hành khách trong khoảng từ 0,5 m/s đến 2 m/s.
e) Hàm lượng khí cacbonic (CO2) tại khu vực tập trung hành khách không vượt quá 0,1% thể tích.
2.2.3 Công trình tàu điện ngầm và các hạng mục công trình được bao kín trên mặt đất phải được trang bị hệ thống theo dõi, kiểm tra các thông số của môi trường không khí như sau:
- Nhiệt độ và độ ẩm không khí tại một đầu cuối sân nhà ga và khu vực đặt máy;
- Nhiệt độ không khí tại sảnh bán vé và các hành lang giữa các ga;
- Hàm lượng khí cacbonic (CO2) tại hai đầu cuối sân ga, hành lang giữa các ga và các khu vực tập trung hành khách;
- Hàm lượng cacbon monoxit (CO), khí độc, khí dễ cháy nổ tại các khu vực tuyến ngầm cắt ngang các địa tầng chứa khí, các đường ống dẫn khí và khu vực đặt máy.
2.2.4 Thông gió trong hầm phải kết hợp với các biện pháp kỹ thuật công trình khác ở chế độ thoát khói để bảo đảm chống khói hiệu quả cho đường thoát hiểm trong các ga ngầm, các ga kín trên mặt đất, trong công trình kết nối giữa các ga, trong hầm chạy tàu, hầm cụt, hầm nhánh và các hạng mục kín khác trên mặt đất.
2.2.5 Phải sử dụng các thiết bị thông gió cục bộ để bảo vệ chống khói cho nhà ga ngầm của công trình tàu điện ngầm. Các thiết bị điều khiển thông gió cục bộ phải có khả năng tắt tự động khi có cháy. Để khoanh vùng khói phải có các phương tiện kỹ thuật bổ sung như các thiết bị thông gió có áp đặc biệt và các vách ngăn phía trên gian sân ga (gian trung gian) của nhà ga. Việc thông gió chống khói cho các khu vực điều hành, y tế, vận hành, thương mại và các khu vực khác phải đảm bảo không cho khói vào các đường thoát hiểm trong suốt thời gian giải thoát người từ trong nhà ga ngầm ra bên ngoài.
2.2.6 Vị trí, hướng hút, xả của cửa thông gió phải đảm bảo an toàn cháy, nổ và các yêu cầu môi trường đô thị.
2.2.7 Các cửa hút thông gió được đặt ở những nơi đáp ứng yêu cầu chất lượng không khí theo QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT, nếu có thể đặt tại các khu vực cây xanh hiện có hoặc được quy hoạch trồng mới.
2.2.8 Khoảng cách từ các trạm thông gió trên mặt đất đến các phố và đường chính, bãi đỗ xe kín hoặc hở, các khu vực thương mại và các cửa sổ của nhà và công trình lân cận không được nhỏ hơn 25 m; đến các trạm tiếp nhiên liệu, các kho chứa dầu và các sản phẩm dầu, khí đốt, vật liệu gỗ, đường ống dẫn khí và dầu, các hạng mục công trình chế biến dầu và công nghiệp hóa chất không nhỏ hơn 100 m.
Trong điều kiện đô thị chật hẹp, các trạm thông gió làm việc thường xuyên ở chế độ hút, xả khí cho phép bố trí ở khoảng cách nhỏ hơn theo quy định tại điều 2.2.8 nhưng phải đảm bảo điều kiện về chất lượng không khí cấp vào và xả ra theo QCVN05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT, phải đáp ứng yêu cầu môi trường đô thị về tiếng ồn, độ rung theo QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 27:2010/BTNMT và phải đáp ứng các điều kiện thi công, vận hành và bảo trì công trình.
2.2.9 Khoảng cách từ mặt đất đến đáy cửa thông gió không nhỏ hơn 2 m và phải đặt cao hơn mực ngập lụt ở những nơi có khả năng bị ngập lụt.
2.2.10 Các cửa thông gió đường hầm khi đặt trong công trình phải bố trí ở độ cao không nhỏ hơn 2 m bên trên mái của công trình.
2.2.11 Cấu tạo của cửa thông gió phải ngăn chặn việc xâm nhập trái phép vào bên trong của con người, động vật, chim và vật thể lạ khác."

Hệ thống thông gió cho công trình tàu điện ngầm cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Hệ thống thông gió cho công trình tàu điện ngầm cần đáp ứng những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)

Hệ thống cấp điện, chiếu sáng cho công trình tàu điện ngầm đô thị cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào?

Căn cứ quy định tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BXD về Công trình tàu điện ngầm, đối với hệ thống cấp điện, chiếu sáng cho công trình tàu điện ngầm đô thị, pháp luạt hiện hành có những quy định cụ thể về yêu cầu cần đáp ứng như sau:

"2.4 Cấp điện, chiếu sáng cho công trình tàu điện ngầm đô thị
2.4.1 Cấp điện cho công trình tàu điện ngầm được thực hiện an toàn theo QCVN01:2008/BCT, QCVN QTĐ 8:2010/BCT về an toàn sử dụng điện. Trong các lưới điện phải dùng cáp không bắt lửa.
2.4.2 Cấp điện cho công trình tàu điện ngầm phải được thực hiện từ hai nguồn cấp độc lập của hệ thống điện thành phố và phải đủ công suất hoạt động cho hệ thống khi một nguồn cung cấp bị gián đoạn.
2.4.3 Độ tin cậy cấp điện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Loại đặc biệt: thông tin liên lạc, điều khiển chạy tàu, điều khiển tự động từ xa các thiết bị điện và chiếu sáng sự cố.
b) Loại I: mạng phụ tải, thang máy, lưới chiếu sáng phục vụ trong tuyến hầm, thiết bị tự động báo cháy, dập cháy, đuổi khói, thoát nước, bảo vệ và thiết bị trả tiền tự động.
c) Loại II: lưới điện chiếu sáng phục vụ tại nhà ga,
d) Loại III: thiết bị thông gió trong tuyến hầm và các thiết bị khác.
2.4.4 Phải có biện pháp kiểm tra và bảo vệ công trình tàu điện ngầm, chống tác động ăn mòn do dòng điện gây ra.
2.4.5 Phải đảm bảo tự động hóa cao nhất quá trình khai thác thiết bị, kiểm tra các chế độ làm việc đã quy định và có tín hiệu cảnh báo không tuân thủ chế độ làm việc của các thiết bị điều khiển. Các thiết bị điện phải có điều khiển cục bộ, điều khiển từ xa, tự động đo đạc.
2.4.6 Hệ thống chiếu sáng trong công trình tàu điện ngầm phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn áp dụng của công trình. Phải có thiết kế áp dụng chiếu sáng thích nghi với điều kiện biến đổi cường độ sáng tại các lối ra vào công trình tàu điện ngầm, phục vụ thoát hiểm sự cố trong công trình tàu điện ngầm.
2.4.7 Phải bố trí riêng rẽ hệ thống chiếu sáng phục vụ và chiếu sáng khẩn cấp. Chiếu sáng làm việc tại các khu vực hành khách ở nhà ga có thể là đồng đều hoặc cục bộ.
2.4.8 Giá trị độ chiếu sáng tiêu chuẩn theo phương ngang tại các khu vực hành khách ở nhà ga và đường hầm kết nối theo quy định trong Bảng 1. Sai số cho phép của các giá trị này không lớn hơn -10% đến +20%.

Bảng 1. Giá trị độ chiếu sáng tiêu chuẩn

Vị trí

Bề mặt chiếu sáng

Độ sáng, lux

Nhà ga

Gian giữa và sân ga

Mặt sàn

200

Gian bán vé

-

200

Khu vực trước thang máy

-

100

Bậc cầu thang

Mặt bậc thang

100

Hành lang giữa các nhà ga

Mặt sàn

100

Lối vào, đường kết nối

-

75

Hầm kết nối, nhánh, cụt

Mặt thanh ray

20

Đoạn hầm trước và sau sân ga, dài 25 m

Mặt thanh ray

60

Đoạn hầm trước cửa hầm, dài, tại:

5 m

Mặt thanh ray

1000

5 m đến 25 m

-

750

25 m đến 50 m

-

500

50 m đến 75 m

-

300

75 m đến 100 m

-

150

100 m đến 125 m

-

60

125 m đến 150 m

-

20

Sân ga tại hầm cụt

Sân ga

30

2.4.9 Chiếu sáng khẩn cấp được lắp đặt tại các khu vực hành khách, khu vực sản xuất, sinh hoạt và trong tuyến hầm. Giá trị độ chiếu sáng khẩn cấp bằng 5% tiêu chuẩn cho các khu vực phục vụ, nhưng không nhỏ hơn 2 Lux cho khu vực hành khách và 0,5 Lux cho tuyến đường hầm."

Hệ thống thông tin, liên lạc trong công trình tàu điện ngầm khi xây dựng cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào?

Theo quy định tại tiểu mục 2.7 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BXD về Công trình tàu điện ngầm, thông tin, liên lạc trong công trình tàu điện ngầm cần tuân thủ những quy định sau:

"2.7 Thông tin, liên lạc trong công trình tàu điện ngầm
2.7.1 Trên toàn tuyến của đường tàu điện ngầm phải có các trạm, tuyến thông tin vận hành và thông tin đàm thoại tự động.
2.7.2 Tuyến thông tin vận hành bao gồm thông tin điều độ giữa các trạm điều độ, thông tin qua radio phục vụ chạy tàu, thông tin bảo vệ trật tự, an toàn cháy và dịch vụ.
Thông tin đàm thoại có chức năng chung đảm bảo vận hành và điều khiển công tác chạy tàu và dịch vụ.
Tất cả các thông tin điều độ phải có thiết bị ghi âm.
2.7.3 Tại trạm thông tin có thông tin bằng đàm thoại, đồng hồ điện, hệ thống loa nói và theo dõi màn hình để bảo đảm việc kiểm tra chạy tàu, điều chỉnh các dòng hành khách, điều khiển từ trạm điều độ quá trình giải thoát hành khách khi cháy cũng như sự liên lạc của trạm điều độ và những người lãnh đạo khác với nhân viên ở các ga và vùng phụ cận đoạn giữa các ga."

Như vậy, đối với công trình tàu điện ngầm, pháp luật hiện hành có những quy định chung về kỹ thuật cần đáp ứng. Đồng thời đối với hệ thống thông gió, cấp điện, chiếu sáng và thông tin, liên lạc cũng có những tiêu chuẩn cụ thể cần đáp ứng như trên.

Tàu điện ngầm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định kỹ thuật đối với hệ thống thông gió của công trình tàu điện ngầm cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Việc xây dựng, khai thác và sử dụng tàu điện ngầm cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào? Hệ thống cấp thoát nước cần tuân thủ yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu điện ngầm
1,223 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu điện ngầm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào