Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam hoạt động nhằm mục đích gì? Quỹ chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam hoạt động nhằm mục đích gì?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 737/QĐ-BNV năm 2010 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam là quỹ xã hội được thành lập và hoạt động nhằm mục đích khuyến khích và hỗ trợ công dân Việt Nam có tài năng bóng đá phát triển.
Theo quy định trên, Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam hoạt động nhằm mục đích khuyến khích và hỗ trợ công dân Việt Nam có tài năng bóng đá phát triển.
Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (Hình từ Internet)
Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 737/QĐ-BNV năm 2010 quy định về hoạt động của Quỹ như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và tư cách pháp nhân của Quỹ
1. Quỹ là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động theo nguyên tắc tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
2. Quỹ hoạt động tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các quy định khác của pháp luật liên quan và hoạt động theo Điều lệ Quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
3. Quỹ thực hiện mọi khoản thu, chi công khai, minh bạch về tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Quỹ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Quỹ.
5. Quỹ có tư cách pháp nhân, biểu tượng và con dấu riêng, tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.
Theo đó, Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Quỹ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 737/QĐ-BNV năm 2010 về nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ
1. Xây dựng và triển khai các hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, phát triển các tài năng bóng đá Việt Nam, cụ thể là:
a) Xây dựng cơ sở vật chất để đào tạo tài năng bóng đá trẻ Việt Nam;
b) Tuyển lựa các trẻ em có triển vọng từ 7 tuổi trở lên để đào tạo về thể lực và văn hóa;
c) Mời các chuyên gia trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật tham gia đào tạo tài năng bóng đá trẻ Việt Nam;
d) Đào tạo những cầu thủ có trình độ về chuyên môn và thể lực, những cầu thủ này sẽ ký hợp đồng độc quyền với Quỹ hoặc đơn vị ủy quyền của Quỹ theo quy định pháp luật.
2. Lựa chọn các nhà tài trợ và đóng góp cho Quỹ, lựa chọn chương trình, đề án, cá nhân được nhận tài trợ phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng của Quỹ.
3. Hướng dẫn và tư vấn cho các tổ chức cá nhân được nhận tài trợ hoặc đóng góp vào Quỹ.
4. Vận động và tiếp nhận tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật để đóng góp cho các hoạt động của Quỹ vì mục đích hỗ trợ cho các tài năng bóng đá và sự phát triển nền bóng đá Việt Nam
5. Thực hiện các hoạt động tạo nguồn thu cho Quỹ theo quy định của pháp luật và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
6. Sử dụng tiền và tài sản một cách có hiệu quả, theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
...
Như vậy, Quỹ Đầu tư và Phát triển tài năng bóng đá Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ vận động và tiếp nhận tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật để đóng góp cho các hoạt động của Quỹ vì mục đích hỗ trợ cho các tài năng bóng đá và sự phát triển nền bóng đá Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?