Quy chế quản lý kiến trúc có bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc hay không?
- Quy chế quản lý kiến trúc có bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc hay không?
- Đối với đô thị loại 1 thì kết quả rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc phải được báo cáo bằng văn bản với những cơ quan nào?
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào đối với kinh phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc?
Quy chế quản lý kiến trúc có bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc hay không?
Quy chế quản lý kiến trúc có bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc được quy định tại Điều 14 Luật Kiến trúc 2019 như sau:
Quy chế quản lý kiến trúc
1. Quy chế quản lý kiến trúc được lập cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Quy chế quản lý kiến trúc phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy định tại các điều 10, 11 và 13 của Luật này;
b) Phù hợp với thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương.
3. Quy chế quản lý kiến trúc bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế; kiến trúc cho những khu vực, tuyến đường cụ thể;
b) Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc của địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
c) Xác định khu vực cần lập thiết kế đô thị riêng, tuyến phố, khu vực cần ưu tiên chỉnh trang và kế hoạch thực hiện; khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù;
d) Quy định về quản lý kiến trúc đối với nhà ở, công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc;
đ) Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị;
e) Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc;
g) Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh minh họa;
h) Phụ lục về danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì yêu cầu về phù hợp bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những yêu cầu cần phải đảm bảo trong quy chế quản lý kiến trúc.
Quy chế quản lý kiến trúc có cần phải đáp ứng yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc hay không? (Hình từ internet)
Đối với đô thị loại 1 thì kết quả rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc phải được báo cáo bằng văn bản với những cơ quan nào?
Những cơ quan được báo cáo bằng văn bản về kết quả rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đối với đô thị loại 1 được quy định tại Điều 14 Nghị định 85/2020/NĐ-CP như sau:
Rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc
1. Cơ quan lập quy chế quản lý kiến trúc có trách nhiệm rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy chế quản lý kiến trúc định kỳ 05 năm hoặc đột xuất. Kết quả rà soát, đánh giá phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc và Bộ Xây dựng đối với đô thị từ loại I trở lên.
2. Báo cáo rà soát quy chế quản lý kiến trúc là một trong những căn cứ để quyết định việc điều chỉnh quy chế quản lý kiến trúc.
3. Nội dung rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy chế quản lý kiến trúc:
a) Rà soát tình hình, triển khai tổ chức thực hiện các quy chế quản lý kiến trúc, các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi áp dụng của quy chế quản lý kiến trúc.
b) Đánh giá các mục tiêu đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy chế quản lý kiến trúc đã được phê duyệt, ban hành.
c) Rà soát, phân tích những yếu tố mới trong quá trình quản lý kiến trúc, sự phù hợp, tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch có liên quan và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực lập quy chế.
d) Các kiến nghị và đề xuất.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đối với đô thị loại 1 thì kết quả rà soát, đánh giá phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc và Bộ Xây dựng.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào đối với kinh phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc?
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đối với kinh phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc được quy định tại Điều 15 Nghị định 85/2020/NĐ-CP như sau:
Biện pháp tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc
...
3. Kinh phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc:
a) Kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
b) Bộ Xây dựng công bố phương pháp xác định chi phí cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.
c) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện công tác lập và thực hiện quy chế quản lý kiến trúc tại địa phương.
d) Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm quản lý kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc; kiểm soát việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán theo quy định hiện hành. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát.
đ) Trường hợp thuê đơn vị tư vấn lập quy chế quản lý kiến trúc phải đảm bảo quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên quan.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiện cân đối nguồn kinh phí ngân sách địa phương hằng năm để thực hiện công tác lập và thực hiện quy chế quản lý kiến trúc tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?