Quảng cáo cho việc buôn bán chim cắt và chim lợn bắt chuột để bảo vệ hoa màu cần tuân thủ những quy định gì? Vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Quảng cáo chim cắt, chim lợn bắt chuột bảo vệ hoa màu có bị cấm hay không?
Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo:
“1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.”
Theo đó, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo bao gồm:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
- Thuốc lá;
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc;
- Sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
Danh sách những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo không đề cập đến chim cắt và chim lợn của bạn. Như vậy việc quảng cáo cho những chú chim của bạn là không bị cấm. Tuy nhiên việc quảng cáo chim cắt, chim lợn bắt chuột bảo vệ hoa màu vẫn phải tuân thủ theo một số quy định về quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật.
Quảng cáo cho việc buôn bán chim cắt và chim lợn bắt chuột
Quy định về quảng cáo chim cắt, chim lợn bắt chuột bảo vệ hoa màu
Căn cứ Điều 10 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y:
"1. Nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
2. Nội dung quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải phù hợp với Giấy phép kiểm dịch thực vật.
3. Nội dung quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải phù hợp với Giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm.
4. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y phải có các nội dung sau đây:
a) Tên thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y;
b) Tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.”
Theo đó, việc quảng cáo chim cắt, chim lợn bắt chuột bảo vệ hoa màu phải đáp ứng các quy định của pháp luật về quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật được nêu cụ thể như trên.
Vi phạm về quảng cáo chim cắt, chim lợn bắt chuột bảo vệ hoa màu sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 57 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo về vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
b) Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật không phù hợp với Giấy phép kiểm dịch thực vật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam:
b) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật thiếu một trong các nội dung: tên sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Theo đó, việc quảng cáo cho chim cắt, chim lợn bắt chuột bảo vệ hoa màu của bạn nếu vi phạm các quy định về quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật thì có thể bị xử phạt với số tiền lên đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị buộc cải chính thông tin; buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo như một biện pháp khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?