Quản trị mạng trong ngành Hải quan có những công việc như thế nào? Cán bộ quản trị mạng ngành Hải quan có quy định như thế nào?
Quản trị mạng trong ngành Hải quan có những công việc như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Quy chế quản lý và triển khai công nghệ thông tin trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 04/QĐ-TCHQ năm 2006, có quy định về quản trị mạng bao gồm các công việc như sau:
Quản trị mạng bao gồm các công việc
17.1. Quản lý các thiết bị mạng và quản lý đường truyền thông
17.2. Quản lý và đặt cấu hình trên các phần mềm hệ thống phục vụ cho việc hoạt động của mạng.
17.3. Quản lý và cấp phát tài nguyên trên mạng cho người sử dụng.
17.4. Xây dựng và quản lý các chính sách an ninh trên mạng.
Như vậy, theo quy định trên thì quản trị mạng trong ngành Hải quan có những công việc như sau:
- Quản lý các thiết bị mạng và quản lý đường truyền thông
- Quản lý và đặt cấu hình trên các phần mềm hệ thống phục vụ cho việc hoạt động của mạng.
- Quản lý và cấp phát tài nguyên trên mạng cho người sử dụng.
- Xây dựng và quản lý các chính sách an ninh trên mạng
Quản trị mạng trong ngành Hải quan có những công việc như thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ quản trị mạng ngành Hải quan có quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Quy chế quản lý và triển khai công nghệ thông tin trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 04/QĐ-TCHQ năm 2006, có quy định về cán bộ quản trị mạng như sau:
Cán bộ quản trị mạng
18.1. Mỗi hệ thống mạng diện rộng, mạng cục bộ phải có một hoặc một nhóm người có chức năng thực hiện các công việc quản trị mạng, được gọi chung là cán bộ quản trị mạng.
18.2. Đối với mạng diện rộng ngành Hải quan và mạng cục bộ tại cơ quan Tổng cục, việc quản trị mạng do Cục CNTT&TK đảm nhiệm. Đối với các mạng cục bộ ở các đơn vị Hải quan địa phương, việc quản trị mạng do bộ phận quản lý CNTT đảm nhiệm.
18.3. Cán bộ quản trị mạng quản lý toàn bộ hồ sơ mạng, mật khẩu quyền cao nhất và chính sách an ninh mạng. Việc quản lý mật khẩu cao nhất và chính sách an ninh mạng được thực hiện theo chế độ quản lý hồ sơ mật. Lãnh đạo đơn vị giữ một bản sao chụp toàn bộ hồ sơ này.
18.4. Cán bộ quản trị mạng phải thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của hệ thống mạng, duy trì hệ thống mạng hoạt động ổn định, thông suốt, có trách nhiệm đề xuất với Lãnh đạo các biện pháp đảm bảo kỹ thuật, an ninh cho hệ thống mạng.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ quản trị mạng ngành Hải quan có các quy định sau:
- Đối với mạng diện rộng ngành Hải quan và mạng cục bộ tại cơ quan Tổng cục, việc quản trị mạng do Cục Cục Công nghệ thông tin và Thống kê đảm nhiệm;
- Đối với các mạng cục bộ ở các đơn vị Hải quan địa phương, việc quản trị mạng do bộ phận quản lý công nghệ thông tin đảm nhiệm.
- Cán bộ quản trị mạng quản lý toàn bộ hồ sơ mạng, mật khẩu quyền cao nhất và chính sách an ninh mạng. Việc quản lý mật khẩu cao nhất và chính sách an ninh mạng được thực hiện theo chế độ quản lý hồ sơ mật. Lãnh đạo đơn vị giữ một bản sao chụp toàn bộ hồ sơ này;
- Cán bộ quản trị mạng phải thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của hệ thống mạng, duy trì hệ thống mạng hoạt động ổn định, thông suốt, có trách nhiệm đề xuất với Lãnh đạo các biện pháp đảm bảo kỹ thuật, an ninh cho hệ thống mạng.
Hệ thống mạng của ngành Hải quan cần phải bảo đảm an ninh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Quy chế quản lý và triển khai công nghệ thông tin trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 04/QĐ-TCHQ năm 2006, có quy định về bảo đảm an ninh hệ thống như sau:
Bảo đảm an ninh hệ thống
28.1. Các hệ thống tin học phải có cơ chế bảo đảm an ninh chặt chẽ bao gồm qui chế sử dụng hệ thống, chính sách an ninh mạng, chính sách quản trị CSDL....
28.2. Việc cấp phát quyền hạn truy cập, khai thác tài nguyên trên mạng và truy cấp CSDL phải đảm bảo chặt chẽ, đúng mục đích sử dụng.
28.3. Việc truy cập mạng Internet phải có qui chế cụ thể, không được sử dụng tự do, tuỳ tiện dễ gây ra việc phá hoại hệ thống từ bên ngoài.
28.4. Định kỳ hàng tuần cập nhật chương trình diệt virus và các bản vá lỗi trên hệ thống máy tính.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống mạng của ngành Hải quan cần phải bảo đảm an ninh như sau:
- Các hệ thống tin học phải có cơ chế bảo đảm an ninh chặt chẽ bao gồm qui chế sử dụng hệ thống, chính sách an ninh mạng, chính sách quản trị CSDL....
- Việc cấp phát quyền hạn truy cập, khai thác tài nguyên trên mạng và truy cấp CSDL phải đảm bảo chặt chẽ, đúng mục đích sử dụng;
- Việc truy cập mạng Internet phải có qui chế cụ thể, không được sử dụng tự do, tuỳ tiện dễ gây ra việc phá hoại hệ thống từ bên ngoài;
- Định kỳ hàng tuần cập nhật chương trình diệt virus và các bản vá lỗi trên hệ thống máy tính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?