Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên thì có được tiếp tục hành nghề quản tài viên được không?
- Người có trình độ cử nhân tài chính có được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên hay không?
- Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên thì có được tiếp tục hành nghề quản tài viên được không?
- Quản tài viên có được ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?
Người có trình độ cử nhân tài chính có được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên hay không?
Người có trình độ cử nhân tài chính có được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được quy định tại Điều 12 Luật Phá sản 2014 như sau:
Điều kiện hành nghề Quản tài viên
1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.
Như vậy, người có trình độ cử nhân tài chính và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo có thể được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu đáp ứng các điều kiện do luật định.
Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên thì có được tiếp tục hành nghề quản tài viên được không? (Hình từ internet)
Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên thì có được tiếp tục hành nghề quản tài viên được không?
Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên thì có được tiếp tục hành nghề quản tài viên được quy định tại Điều 15 Luật Phá sản 2014 như sau:
Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
1. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
b) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán viên;
d) Bị thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này trong hai vụ việc phá sản trở lên.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên thì sẽ không được tiếp tục hành nghề quản tài viên.
Quản tài viên có được ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?
Quản tài viên có được ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được quy định tại Điều 16 Luật Phá sản 2014 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:
a) Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
c) Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;
d) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
đ) Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
e) Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;
g) Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
2. Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
3. Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:
a) Thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;
c) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Quản tài viên được quyền ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mà không được phép của Thẩm phán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?