Quân nhân phục viên không được miễn hoặc giảm tiền viện phí khi đi khám bệnh, chữa bệnh nếu thuộc trường hợp nào?
Quân nhân phục viên được miễn tiền viện phí khi đi khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định như sau:
Chế độ miễn, giảm tiền viện phí
1. Quân nhân phục viên được miễn tiền viện phí khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có hộ khẩu và cư trú thường xuyên tại các xã vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo thuộc những địa danh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có chứng nhận của địa phương (cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và tương đương);
c) Mắc một trong các bệnh: Sốt rét, lao, tâm thần, phong, bệnh dại phải tiêm phòng và Điều trị;
d) Bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát (theo hồ sơ sức khỏe hoặc giấy ra viện trong thời gian tại ngũ);
đ) Trong thời gian tại ngũ có từ 3 năm trở lên công tác ở những địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc công tác ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, hoặc làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh Mục nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành. Thời gian công tác, làm nghề, công việc nêu trên nếu gián đoạn thì được cộng dồn.
...
Theo đó, quân nhân phục viên được miễn tiền viện phí khi đi khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp sau:
- Có hộ khẩu và cư trú thường xuyên tại các xã vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo thuộc những địa danh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có chứng nhận của địa phương (cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và tương đương);
- Mắc một trong các bệnh: Sốt rét, lao, tâm thần, phong, bệnh dại phải tiêm phòng và Điều trị;
- Bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát (theo hồ sơ sức khỏe hoặc giấy ra viện trong thời gian tại ngũ);
- Trong thời gian tại ngũ có từ 3 năm trở lên công tác ở những địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc công tác ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, hoặc làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh Mục nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Thời gian công tác, làm nghề, công việc nêu trên nếu gián đoạn thì được cộng dồn.
Quân nhân phục viên không được miễn hoặc giảm tiền viện phí khi đi khám bệnh, chữa bệnh nếu thuộc trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định như sau:
Chế độ miễn, giảm tiền viện phí
...
2. Quân nhân phục viên không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được giảm 50% tiền viện phí.
3. Quân nhân phục viên thuộc một trong các trường hợp sau đây, không được miễn hoặc giảm tiền viện phí:
a) Bị thương tích do cố ý đánh nhau (trừ trường hợp bị người khác gây nên), tự gây thương tích cho mình;
b) Do say rượu, bia và những hậu quả do say rượu, bia;
c) Do dùng chất ma túy;
d) Bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS do vi phạm đạo đức;
đ) Bị thương tích do vi phạm pháp luật.
Như vậy, nếu quân nhân phục viên thuộc các trường hợp sau đây sẽ không được miễn hoặc giảm tiền viện phí khi đi khám bệnh, chữa bệnh gồm:
- Bị thương tích do cố ý đánh nhau (trừ trường hợp bị người khác gây nên), tự gây thương tích cho mình;
- Do say rượu, bia và những hậu quả do say rượu, bia;
- Do dùng chất ma túy;
- Bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS do vi phạm đạo đức;
- Bị thương tích do vi phạm pháp luật.
Quân nhân phục viên (Hình từ Internet)
Quân nhân phục viên khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định như sau:
Quyền lợi và trách nhiệm của quân nhân phục viên khi khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Trách nhiệm:
a) Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện quân y theo tuyến;
b) Xuất trình hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Trường hợp cấp cứu thì được tiếp nhận ngay, sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày tiếp nhận, quân nhân phục viên phải hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định với bệnh viện;
c) Nộp tiền viện phí, tiền sổ khám bệnh theo mức quy định;
d) Bảo quản và không cho người khác mượn sổ khám bệnh;
đ) Trả lại sổ khám bệnh cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khi tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước.
Như vậy, quân nhân phục viên khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm như sau:
- Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện quân y theo tuyến;
- Xuất trình hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Trường hợp cấp cứu thì được tiếp nhận ngay, sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày tiếp nhận, quân nhân phục viên phải hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định với bệnh viện;
- Nộp tiền viện phí, tiền sổ khám bệnh theo mức quy định;
- Bảo quản và không cho người khác mượn sổ khám bệnh;
- Trả lại sổ khám bệnh cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khi tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?